Đừng ru ngủ nữa

Các nhà quản lý nói do cơ chế chính sách, nền tảng khoa học - kỹ thuật yếu, trình độ nông dân thấp; các chuyên gia cho rằng do nhà nước và doanh nghiệp không lo xây dựng thương hiệu; các công ty lương thực thì đổ thừa:
Thua là vì chất lượng gạo kém.
Ai cũng bảo mình đúng nhưng không ai chịu trách nhiệm cả. Chỉ thấy nhiều công ty lương thực giàu lên rất nhanh còn số đông nông dân vẫn nghèo mạt rệp.
Đáng nói là những vấn đề ấy đã được nhận diện từ lâu; bản trường ca “được mùa - mất giá”, “trồng cây gì, nuôi con gì” đã được người làm ruộng thiểu não cất lên bao năm trời mà chẳng ai thấu tỏ.
Ngược lại, niềm tự hào “là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới” cứ lan rộng. Từ tự hào đến tự mãn rất gần và con đường từ tự mãn đến tự thua cuộc còn ngắn hơn thế nữa, để rồi bây giờ Việt Nam đã rơi ra khỏi nhóm 3 nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, bị Campuchia - và sắp tới đây có thể là Myanmar - vượt qua.
GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp hàng đầu có hàng chục năm gắn bó với gạo Việt - nản lòng:
“Năm 1989, nước ta đã có gạo xuất khẩu. Campuchia khi ấy còn đói ăn. Hàng chục năm sau, họ vẫn “vô danh” trên bản đồ gạo châu Á và thế giới trong khi Việt Nam thì được nhiều nước châu Phi mời sang dạy cách làm lúa, bán gạo. Vậy mà bây giờ…”.
Bây giờ thì ta xách cặp sang Campuchia học hỏi!
Và cũng đừng mơ cạnh tranh với Thái Lan nữa. Họ đã có 250 thương hiệu gạo quốc gia, trong đó nhiều loại mang tầm quốc tế; còn ta thì dù sở hữu 100 giống lúa song đến nay vẫn chưa tìm được loại nào để xây dựng thương hiệu.
Nông nghiệp vốn là thế mạnh của quốc gia có lịch sử văn minh sông nước hàng ngàn năm mà còn thua thì nói gì đến những lĩnh vực sở đoản khác.
Thất bại rõ ràng phải nói đến lĩnh vực công nghiệp ô tô.
Hơn 20 năm xây dựng, phát triển và hơn 10 năm thực hiện theo quy hoạch, cái gọi là “công nghiệp ô tô Việt Nam” vẫn không rõ hình hài, chỉ dừng ở lắp ráp trong khi các nước láng giềng - trong đó có Campuchia - đã tự chế được xe hơi nguyên chiếc .
Người dân Việt Nam vẫn phải mua xe với giá đắt bậc nhất thế giới và thị trường nội địa trở thành mảnh đất béo bở cho các nhà đầu tư ngoại; thay vì mở rộng đầu tư, họ đang từng bước thu hẹp sản xuất và nhập xe về bán vì làm như vậy có lợi hơn.
Thế nhưng, cũng như chuyện hạt gạo, chẳng ai chịu trách nhiệm!
Hãy thôi nói với con em mình rằng nước ta giàu đẹp “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”; hãy thôi đua lập những kỷ lục nhất Đông Nam Á, nhất châu Á; hãy quên đi những danh hiệu đã ru ngủ chủ nhân của nó mấy năm qua mà thức tỉnh với thực tại: Phải làm lại từ đầu, dù muộn; làm thật bài bản và đặc biệt phải vì số đông dân chúng.
Có thể bạn quan tâm

Biết tin Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục triển khai chương trình thí điểm BHNN, anh Lâm Văn Tiến, hộ nuôi tôm công nghiệp xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu rất mừng. Anh cho biết: Vậy là chúng tôi thấy đỡ hẳn gánh nặng rồi, chứ cứ vừa nuôi tôm vừa ngóng chủ trương, phập phồng theo từng con nước, từng cơn mưa thế này, bà con nuôi tôm cơ cực lắm.

Theo thống kê của Sở Công Thương, 6 tháng đầu năm 2014, giá trị kim ngạch xuất khẩu (KNXK) của nhóm hàng gỗ và lâm sản xuất khẩu (G-LSXK) ước thực hiện gần 140 triệu USD, chiếm tỉ trọng 44,6%, đạt 46,5% kế hoạch năm và tăng gần 14% so với cùng kỳ năm 2013.

Sáng 6-9, Sở NN&PTNT phối hợp Tổng cục nuôi trồng thủy sản tổ chức triển khai Nghị Định số 36/ 2014 của Chính Phủ về việc nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra cho lãnh đạo các huyện kế Sách, Long Phú, Cù Lao Dung và người nuôi cá tra trong tỉnh Sóc Trăng.

Từ bao đời nay, trên dải cát nằm dọc bãi ngang ven biển xã Thạch Văn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đến cả cỏ cây cũng khó sinh sống được.

Sau gần 2 tháng triển khai Dự án phát triển chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, chiều 5.9, Trạm Khuyến nông Thành phố Tây Ninh tổ chức tổng kết Dự án, đánh giá kết quả thực hiện của chương trình này trên địa bàn Thành phố.