Dựng lều chõng để canh ngô

Hiếm hoi có những nhà đông con, nhiều sức lao động thu 3-4 tấn ngô, được vài chục triệu đấy nhưng chia đều cho số nhân khẩu trong nhà thì vẫn không bõ bèn gì.
Nhưng đấy là tất cả sinh kế của hàng ngàn hộ gia đình ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu).
Bám sát bờ sông Nậm Na, Quốc lộ 12 là con đường huyết mạch nối tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 9, ngô phơi vàng cả đường.
Cả nhà kéo nhau ra ven quốc lộ dựng lều chõng để canh ngô.
Ngô từ trên nương đưa về lán tẽ hạt, phơi khô rồi chờ thương lái đến thu mua. Cuộc sống tạm bợ tại lều chõng, lán trại trong mùa ngô có thể kéo dài 1-2 tháng nếu chưa được giá...
Đã vào năm học nhưng hơn 1 tháng nay, hai em Hạ A Thậu (phải) và Hạ A Mần (xã Hồng Thu, huyện Sìn Hồ) nghỉ học để trông ngô tại lán cho anh trai và chị dâu.
Bà con dân tộc tại huyện Sin Hồ (Lai Châu) thường tận dụng vệ đường Quốc lộ 12 để phơi ngô.
Thồ ngô trên chiếc xe máy cà tàng.
Dọc Quốc lộ 12, nhiều lều, lán mọc lên ven đường để canh ngô trong suốt vụ.
Gia đình ông Hạ A Lồng ở xã Phìn Hồ gồm 9 người cả con lẫn cháu đều kéo nhau ở lán đã 1 tháng nay.
Bà vợ ông Hạ An Lồng đang luộc măng làm thức ăn duy nhất cho bữa trưa của gia đình.
Ngô sau khi phơi được đóng vào bao, sắp sẵn ở vệ đường chờ thương lái tới thu mua.
Mới lấy vợ ra ở riêng nên năm nay chỉ thu được 600- 700kg ngô, Hạ An Di (anh trai của Thậu và Mần) nói sẽ phải đi kiếm việc làm thêm chứ tiền bán ngô chỉ hơn 3 triệu đồng thì không đủ sống.
Có thể bạn quan tâm

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về đất đai tại địa phương, những năm qua nhiều gia đình ở thôn Quèn Thờ, xã Đông Sơn (thị xã Tam Điệp) đã mạnh dạn đầu tư phát triển các mô hình nuôi trồng cây con đặc sản, gia súc, gia cầm theo hướng hàng hóa. Hướng phát triển sản xuất này giúp cho nhiều gia đình trong thôn vươn lên thoát nghèo, từng bước cải thiện đời sống.

Vừa qua, Trạm Khuyến Nông Huyện Cần Giờ trực thuộc Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đã tổ chức hội thảo nghiệm thu mô hình “Nuôi tôm thẻ thâm canh theo hướng GAP” tại xã Bình Khánh với sự tham gia của 6 hộ với tổng diện tích 24.000 m2, Trung tâm Khuyến Nông TP.HCM đầu tư hổ trợ 1.920.000 con tôm giống.

Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội thảo nhân rộng mô hình (MH) chăn nuôi heo trên nền đệm lót sinh học tại huyện Hoài Ân. Đây là MH chuyển giao tiến bộ KHKT mới, mang lại hiệu quả cao không chỉ về mặt kinh tế mà còn có hiệu quả về mặt môi trường và mang tính bền vững cao.

Về huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), chúng ta không chỉ thưởng thức được hương vị của bánh tét Trà Cuôn, mà còn được thưởng thức hương vị thơm ngon của tôm khô Vinh Kim – một đặc sản đang được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, kể cả nước ngoài ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng tôm khô Vinh Kim đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt nguồn nguyên liệu.

Từ điểm trình diễn này, sẽ là cơ sở gợi mở, giúp cho bà con nông dân ở Cà Mau có thể lựa chọn thêm những loại hình sản xuất, chăn nuôi mới phù hợp để áp dụng vào thực tế của từng địa phương, gia đình góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ.