Đứng Đầu Về Cơ Giới, Vẫn Sạ Chay

Theo Thạc sĩ Nguyễn Văn Liêm - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp– PTNT, Vũng Liêm (Vĩnh Long) là huyện đứng đầu về cơ giới hóa trong nông nghiệp. Hiện toàn huyện có 304 máy gặt đập liên hợp, 66 máy gặt xếp dãy, 770 máy cày- xới, trên 5.700 máy bơm nước, máy sạ hàng,… đảm bảo cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 100% khâu làm đất, 95% khâu thu hoạch.
Tuy nhiên, trong sản xuất lúa vụ 3 năm nay, vẫn còn diện tích lúa sạ chay lớn nhất tỉnh, khoảng 3.000ha. Vì tập quán của nông dân coi lúa vụ 3 (Thu Đông) là lúa “lấp vụ” chờ chuyển sang vụ Đông Xuân, nên không đầu tư.
Chỉ một số nơi đất gò cao huyện có chỉ đạo địa phương vận động bà con trồng xen màu như đậu nành. Việc mở rộng diện tích trồng rau quả như các nơi, đối với bà con Vũng Liêm ít kinh nghiệm và khâu tiêu thụ cũng rất khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Trung bình, mỗi hộ dân trồng xoài tại Đồng Tháp thu về khoảng 186 triệu đồng/năm, với lợi nhuận khoảng 105 triệu đồng/hộ/năm.

Làm nông bây giờ, mỗi hộ tự chọn giống cây trồng, vật nuôi sao cho hiệu quả kinh tế lâu dài đã khó; làm ra sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, có thương hiệu, đầu ra ổn định lại càng khó hơn. Vậy mà ở huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), gia đình anh em nhà họ Dương đã làm được điều tưởng chừng rất khó trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đó là anh em anh Dương Nhục Sáng và Dương Mã Dưỡng, ở thôn Đồng Tiến, xã Phước Tân.

Đầu năm 2015, giá 1 con bò sữa cái tơ 15 tháng tuổi còn đứng giá từ 30-35 triệu đồng, nhưng đến nay giảm chỉ còn 20-22 triệu đồng. Có chăng người chăn nuôi đã hết mặn mà đầu tư phát triển bò sữa?

Khoai lang tím chỉ còn 1.000 đồng/kg loại tốt, nhưng thương lái vẫn chê và không tới mua, trong khi khoai lang không trữ được lâu.

Bình Thuận đã phạt 23 người Trung Quốc cư trú bất hợp pháp, kinh doanh, thu mua thanh long trái phép.