Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước

Dùng Bột Đất Sét Điều Chỉnh Môi Trường Nước
Ngày đăng: 17/05/2012

Trong một thí nghiệm gần đây thuộc khuôn khổ chương trình nghiên cứu về cá tuyết (CODTECH) do Hội đồng Nghiên cứu Nauy tài trợ, các chuyên gia nghiên cứu về thuỷ sản đã tiến hành so sánh hiệu quả giữa việc sử dụng vi tảo tươi, tảo đóng bánh và bột đất sét trong việc xử lý mùn bã hữu cơ và vi khuẩn trong bể ương ấu trùng trong nuôi cá tuyết.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, đất sét chứng tỏ khả năng thu hút và lọc các mùn bã hữu cơ ra khỏi nước hữu hiệu hơn so với các loại tảo tươi và tảo nhão. Đất sét lọc được nhiều mùn bã hữu cơ ở đáy bể hơn các loại tảo. Hơn nữa, trong khi các mùn bã hữu cơ được lọc ra bởi đất sét chỉ đơn thuần chứa các cặn vẩn hữu cơ có trong nước bể, thì trong thành phần chất loại bỏ của các vi tảo và tảo nhão còn chứa cả các loại cặn vẩn gây ra bởi chính các loại tảo này (sinh ra do quá trình quang hợp và dinh dưỡng của tảo). Như vậy, vi tảo bổ sung vào bể đã làm tăng thêm khối lượng mùn bã hữu cơ trong bể. Đồng thời, số lượng vi khuẩn trong bể cũng có thể tăng thêm với sự gia tăng của hàm lượng carbon hữu cơ hoà tan (DOC), và DOC là chất nền cho các loại vi khuẩn dị dưỡng phát triển. Nếu sử dụng bột đất sét để loại bỏ DOC ra khỏi nước thì sẽ làm giảm được sự phát triển của vi khuẩn trong các bể ương ấu trùng giai đoạn đầu.

Việc sử dụng đất sét rõ ràng là tiết kiệm chi phí nhiều hơn so với tảo, đồng thời cũng có chất lượng ổn định và dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các hạt đất sét chỉ có tác dụng điều chỉnh môi trường nước nuôi mà không phải là thức ăn cho ấu trùng cá.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

30/07/2013
Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

31/07/2013
Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

31/07/2013
Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

31/07/2013
Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.

31/07/2013