Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá

Dùng bạt nilon trắng để xử lý đất trồng rau ăn lá
Ngày đăng: 23/11/2015

Diện tích sản xuất rau ăn lá Quận 12 có hơn 60 ha và sản xuất manh mún, nhưng sản lượng cũng đã góp phần đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Những hộ trồng rau thường tập trung chuyên canh 10 - 12 vụ/năm không cho đất nghĩ nên việc sử dụng phân bón để bổ sung dinh dưỡng cho đất được người dân dùng như phân vô cơ, phân hữu cơ để canh tác (Phân gà, phân cút...). với số lượng lớn và liên tục.

Các loại phân bón này chưa được xử lý hoặc xử lý nhưng chưa đạt yêu cầu nên có rất nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng tiếp tục sinh sôi nảy nở trong đất, bám vào các cây rau và truyền vào cơ thể người, động vật.

Mặc khác, do tập trung chuyên canh rau ăn lá nên các đối tượng sâu, bệnh hại được tích lũy ngày càng nhiều trong đất.

Vì vậy, các hộ sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ với liều lượng và số lần nhiều lên gây ô nhiễm đất canh tác.

Trước những tác hại của vi sinh vật và thuốc BVTV gây hại đến sức khỏe của con người như nêu trên việc xử lý đất trồng rau bằng phương pháp an toàn và triệt để là vấn dề cần quan tâm.

Nhằm góp phần giảm thiểu sự ô nhiễm đất trồng rau ăn lá và trồng theo hướng tạo ra các sản phẩm sạch và an toàn, Trạm Khuyến nông Quận 12 – Gò Vấp thử nghiệm mô hình “Dùng bạt nilon trắng để xử lý (bằng nhiệt) đất trồng rau ăn lá tại trên hộ Ông Lại Văn Phong, phường Hiệp Thành – Quận 12 bước đầu đã mang lại kết quả khả quan và được nông dân đánh giá khá cao.

Qua thực hiện xử lý đất bằng phủ nilon, ánh nắng mặt trời đã làm nhiệt độ của đất đã phủ bạt tăng từ 60 - 650C trong thời điểm nắng nhất trong ngày khoảng thời gian buổi trưa (11 – 13 giờ) và giữ nhiệt độ cao cho đến 15 - 16 giờ chiều (thời gian giữ nhiệt độ cao trên 50 - 59oC trong khoảng thời gian 4 giờ.

Để duy trì nhiệt độ như trên, quy trình thực hiện như sau:

Đầu tiên, tưới qua nước và tiến hành xới đất thật kỹ, vì đất ẩm sẽ dẫn nhiệt tốt hơn.

Tiếp đó, mặt đất được phủ những tấm bạt nilon mỏng và trong suốt phơi trong 2 ngày, sau đó mở bạt ra 2 ngày sau bắt đầu gieo hạt trồng rau.

Nắng sẽ làm cho nhiệt độ của đất lên tới 60 - 65o C.

Ở nhiệt độ này đã tiêu diệt được một số nguồn gây bệnh hại thể hiện qua kết quả như trong giai đoạn sinh trưởng của cây rau trên liếp được phủ bạt nilon trắng giai đoạn cây con không xuất hiện bệnh hại nên không xử lý bằng thuốc BVTV.

Trong quá trình sinh trưởng của cây rau qua nhìn nhận thấy bệnh hại ít xuất hiện hơn so với không phủ bạt chỉ phun thuốc 2 lần phòng ngừa bệnh hại cho rau trong khi canh tác theo cách cũ phải phun 5 lần trong quá trình sinh trưởng, trong khi đó sự sinh trưởng và năng suất cây rau vẫn bình thường.

Công nghệ làm đất này các nước có nền nông nghiệp phát triển đã áp dụng phổ biến trong sản xuất rau màu nếu thời gian xử lý đất càng lâu 1 hoặc 2 tháng thì tác dụng càng cao.

Công nghệ khử trùng đơn giản và hiệu quả này nhằm làm giảm việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác, mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng.

Các vi khuẩn, nấm và nhiều loại động vật gây hại mùa màng sống trong khoảng 30cm dưới lòng đất sẽ bị sức nóng tiêu diệt.

Tác dụng diệt khuẩn của phương pháp này duy trì được khá lâu.

Một số nghiên cứu cho thấy năng lượng mặt trời còn làm thay đổi nhiều tính chất hóa học của đất.

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, đất sẽ giải phóng ra một lượng lớn các vi chất như canxi, magie… có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng.

Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đảo Síp, phương pháp khử trùng đất bằng năng lượng mặt trời có thể làm tăng sản lượng cây trồng lên từ 25% đến 432%, rất khả quan đối với các loại rau màu như đậu, cà chua, khoai tây…

Đặc biệt, nông sản và hoa quả sau thu hoạch ít phải xử lý hơn mà vẫn đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng do hàm lượng hóa chất thấp.


Có thể bạn quan tâm

Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn Gặp Ngư Dân Đầu Tiên Của Nghề Nuôi Cá Da Trơn

LTS: Hàng chục năm trước, những ngư dân vùng đầu nguồn An Giang đã gầy dựng nên nghề nuôi cá da trơn. Cũng từ đó, tiếng tăm con cá tra, cá ba sa vang xa và trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến lược của quốc gia.

19/09/2013
“Thủ Phủ” Tôm Giống “Thủ Phủ” Tôm Giống

Ngọc Hiển (Cà Mau) từng một thời được biết đến là “thủ phủ” của vùng sản xuất tôm sú giống. Thời điểm cực thịnh, số cơ sở sản xuất tôm giống mọc lên nhanh như nấm sau mưa.

23/09/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Lòng Hồ TX. Mường Lay Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Lòng Hồ TX. Mường Lay

Thực hiện Dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TX. Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Bằng nguồn vốn DANIDA, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Mường Lay.

28/06/2013
Nuôi Chim Trĩ - Mô Hình Chăn Nuôi Mới Của Chú Lô Nuôi Chim Trĩ - Mô Hình Chăn Nuôi Mới Của Chú Lô

Đầu năm 2013, được một người bạn giới thiệu về cơ sở mua bán chim trĩ ở xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), chú Lê Văn Lô (ngụ ấp Tân Định, xã Tân Thới) đã tìm đến mua 6 con chim trĩ mái và 2 con chim trĩ trống về nuôi.

24/09/2013
Nông Dân Trồng Rau VietGap Nông Dân Trồng Rau VietGap

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thời gian qua, nhiều lớp huấn luyện nông dân do Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật triển khai xây dựng mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tại các xã vùng lòng chảo Điện Biên.

28/06/2013