Dừng áp thuế xuất khẩu 5% với sắn lát

Cụ thể, kể từ ngày 5/9, các mặt hàng sắn xuất khẩu thực hiện theo quy định của Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế với mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% cho đến khi có văn bản mới của Bộ Tài chính.
Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với mặt hàng sắn áp dụng cho năm 2016 theo đúng trình tự thủ tục quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tiếp tục theo dõi để có lộ trình tăng dần mức thuế suất thuế xuất khẩu sắn cho phù hợp với lộ trình áp dụng xăng sinh học tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg và tình hình thực tế sản xuất, tiêu thụ sắn trong nước, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân trồng sắn.
Trước đó, sắn lát - nguyên liệu chính để sản xuất cồn sinh học (ethanol), vừa bị điều chỉnh thuế suất thuế xuất khẩu từ 0,5 lên 5% với lý do đảm bảo nguồn nguyên liệu để phối trộn, sử dụng xăng sinh học E5 theo đúng lộ trình.
Tuy nhiên, trước những khó khăn cho doanh nghiệp và nông dân khi thực hiện mức thuế suất mới, Bộ Tài chính đã quyết định dừng việc thực hiện Thông tư 63 và cho phép mặt hàng này tiếp tục hưởng thuế suất 0% cho đến khi có văn bản mới.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 5/9/2015
Có thể bạn quan tâm

Người trồng bưởi Năm Roi ở xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh (Vĩnh Long) đang tỏ ra phấn khởi khi mùa bưởi năm nay, trúng mùa, tốt giá...

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có 8.514 hộ sản xuất thanh long được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, với tổng diện tích 7.211 ha, đạt 103% kế hoạch (7.000 ha).

Được khẳng định là mô hình tương đối bền vững, nâng cao kinh tế, ổn định môi trường, mỗi năm, tỉnh giao chỉ tiêu hàng ngàn héc-ta lúa - tôm cho các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Thế nhưng, thực tiễn sản xuất đã qua, diện tích lúa - tôm cứ giảm dần sau mỗi năm. Nguyên nhân không gì khác là bài toán thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất lúa - tôm đến nay vẫn chưa có lời giải đáp.

Theo nhận định của Sở Tài nguyên - Môi trường, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình đang gây ra vấn nạn về ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đặc biệt là khu vực vùng nông thôn.

Làm nghề thả lưới đánh bắt cá trong lòng hồ tự nhiên xã Ia Băng (huyện Đak Đoa - Gia Lai) đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên anh Rơ Châm Nhol (làng O Ngó) thấy người ta thả hàng vạn con cá giống đã được thả trở lại xuống lòng hồ này. “Mình thả lưới ở hồ này đã lâu, thường vào mỗi buổi chiều thả lưới đánh bắt cá làm thực phẩm trong bữa ăn của gia đình