Đưa xoài Cát Chu sang Nhật

Các chuyên gia Nhật Bản kiểm tra xoài trước khi đưa vào máy xử lí bằng hơi nước nóng.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục BVTV cho biết, 2 công ty vừa XK được xoài Cát Chu sang Nhật là Yasaka (Bình Dương) và Good Life (TPHCM) .
Sau khi quảng bá và giới thiệu về xoài Việt Nam tại các siêu thị của Nhật, xoài Việt Nam đã được người dân Nhật Bản bước đầu tin dùng.
Ông Hồng cho biết, với các lô xoài đã XK, giá giao cho đơn vị phân phối tại Nhật là từ 7,5-8 USD/kg, trong khi đó đối thủ cạnh tranh trực tiếp là xoài Thái Lan hiện nay trung bình là 5 USD/kg.
Cục trưởng Cục BVTV thông tin thêm, sau 2 công ty Yasaka và Good Life, hiện nay, công ty TNHH Hoàng Phát Fruit cũng đã lên kế hoạch XK xoài sang Nhật.
Cả 3 công ty này đã có kế hoạch sẽ XK sang Nhật tổng cộng 6 lô hàng, với tổng sản lượng 64 tấn, trong đó có 4 lô sẽ được XK bằng đường biển và 2 lô bằng đường hàng không.
Hiện cả 3 đơn vị XK đều đã đáp ứng được hệ thống xử lí hơi nước nóng theo yêu cầu của phía Nhật Bản.
Các lô hàng trong quá trình xử lí kiểm dịch thực vật đều có sự phối hợp giám sát của chuyên gia Nhật ngay tại các doanh nghiệp nên mọi thủ tục thông quan đều nhanh chóng, thuận tiện.
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục BVTV tập trung cho đàm phán, mở cửa thêm các loại hoa quả sang một số thị trường trọng điểm như cho xoài XK sang Australia; thanh long sang Đài Loan; chôm chôm sang Newzeland; vú sữa và xoài sang Mỹ; thanh long ruột đỏ và vải thiều sang Nhật…
Để đáp ứng về kiểm dịch thực vật cho hoa quả xuất khẩu, theo tính toán của Viện Năng lượng Nguyên tử, Bộ KH&CN, vào quý I/2016 sẽ hoàn thiện Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội đủ tiêu chuẩn vận hành chiếu xạ cho hoa quả phục vụ XK tại khu vực phía Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Anh Hà Văn Dương, người quản lý bè cá giới thiệu, các loài cá nuôi trong các ô chuồng chủ yếu là Rô phi đơn tính, cá Lăng, Chép 3 máu, Trắm đen, Diêu hồng và cá Ngạnh sông.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà khang trang, rót chén trà xanh mời khách ông Quý nhớ lại, trước kia ông cũng như bao gia đình khác trong xã thu nhập chính chủ yếu trông vào hai vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trước khi đến với mô hình nuôi ba ba, ông từng áp dụng nhiều mô hình chăn nuôi khác nhưng hiệu quả kinh tế không cao, cái nghèo vẫn luôn đeo bám ông và gia đình.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ba huyện ven biển tham mưu UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã nuôi tôm biển khẩn trương tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện sản xuất và thả giống tuân thủ theo lịch thời vụ đã ban hành.

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 423ha mặt nước nuôi cá tra thâm canh, trong đó đang thả nuôi là 278,5ha, giảm 9,7% (30ha) so năm 2012. Giá cá tra nguyên liệu hiện từ 21.000 - 23.500 đ/kg nhưng giá thành sản xuất lên khoảng 23.000 - 24.000 đ/kg nên người nuôi tiếp tục theo lỗ.

Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm 2014, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sẽ nâng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 800.000 ha mặt nước, tăng 5.000 ha so năm 2013. Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở khu vực này sẽ đạt 2,4 triệu tấn, tăng hơn 400.000 tấn.