Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.
Dự án Nhà máy chế biến bột cá có tổng đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, tại cụm công nghiệp Thụy Tân được khởi công tháng 2-2013 trên diện tích xây dựng hơn năm ha, bao gồm bốn dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo tại Thái Lan theo tiêu chuẩn và công nghệ châu Âu; hệ thống cung cấp hơi điều khiển tự động, tổng công suất 21 tấn/giờ sử dụng công nghệ tầng sôi đốt bằng đa nhiên liệu chủ yếu dùng trấu, mùn cưa.
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ Unitank, vận hành xử lý nước thải bằng vi sinh, công suất 350 mét khối nước/ngày đêm, nước sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn VN11-2008 loại A.
Quy trình sản xuất bột cá được vận hành khép kín, cá tươi nguyên liệu được hấp sấy, loại bỏ tạp chất và nghiền mịn theo tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Nhà máy đi vào hoạt động góp phần hạn chế việc nhập khẩu bột cá từ nước ngoài, thúc đẩy khai thác nguồn nguyên liệu tại khu vực Bắc Trung Bộ và nâng cao thu nhập cho ngư dân các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của các địa phương, đợt mưa bão vừa qua, toàn tỉnh có gần 4.000ha (trong tổng số khoảng 40.000ha lúa mùa) bị thiệt hại, nhất là những diện tích lúa nằm ven sông Cầu, sông Công và khu vực gần hồ Núi Cốc. Năng suất của các diện tích lúa này có thể bị giảm từ 20-70% so với cùng kỳ hằng năm.

Vụ mùa năm nay, xã Vinh Sơn (T.X Sông Công) triển khai xây dựng thí điểm 2 vùng sản xuất lúa lai giống LC212 và Syn 6 với tổng diện tích 27ha tại các xóm: Vinh Quang 1, Vinh Quang 2; Tân Sơn và Sơn Tía. Đây là những giống lúa ngắn ngày, cấy được 2 vụ/năm, năng suất cao, khả năng đẻ nhánh tập trung, cứng cây, bông to, và khả năng chống chịu khá với một số loại sâu, bệnh như đạo ôn, bạc lá, rầy nâu...

Trong lúc bạn bè cùng trang lứa rủ nhau rời quê đi làm ăn xa thì cô gái xứ Thanh 26 tuổi Phạm Thị Xuyến quyết tâm ở lại làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương với mô hình trang trại tổng hợp, trong đó chủ lực là cây phật thủ.

Cả xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ (TP HCM) có hơn 100 hộ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng, lợi nhuận từ 100 triệu đến hơn 3 tỷ đồng/năm.

Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.