Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.
Dự án Nhà máy chế biến bột cá có tổng đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, tại cụm công nghiệp Thụy Tân được khởi công tháng 2-2013 trên diện tích xây dựng hơn năm ha, bao gồm bốn dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo tại Thái Lan theo tiêu chuẩn và công nghệ châu Âu; hệ thống cung cấp hơi điều khiển tự động, tổng công suất 21 tấn/giờ sử dụng công nghệ tầng sôi đốt bằng đa nhiên liệu chủ yếu dùng trấu, mùn cưa.
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ Unitank, vận hành xử lý nước thải bằng vi sinh, công suất 350 mét khối nước/ngày đêm, nước sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn VN11-2008 loại A.
Quy trình sản xuất bột cá được vận hành khép kín, cá tươi nguyên liệu được hấp sấy, loại bỏ tạp chất và nghiền mịn theo tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Nhà máy đi vào hoạt động góp phần hạn chế việc nhập khẩu bột cá từ nước ngoài, thúc đẩy khai thác nguồn nguyên liệu tại khu vực Bắc Trung Bộ và nâng cao thu nhập cho ngư dân các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Tập đoàn Seafarms của Australia đang xây dựng trại nuôi tôm sú lớn nhất thế giới. Trại nuôi thuộc dự án Sea Dragon với mục tiêu sản xuất 100.000 tấn tôm từ 10.000 ha ao nuôi nước mặn.

Ông Võ Văn Ðặng (ấp 3, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) hành nghề câu mực gần 20 năm. Sau khi lập gia đình riêng, ông đầu tư một chiếc ghe công suất 30 CV để đánh bắt.

Nuôi tôm áp dụng VietGAP là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và có khả năng truy xuất nguồn gốc, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái, quản lý tốt sức khỏe động vật thủy sản và thực hiện được các trách nhiệm về phúc lợi xã hội và an toàn cho người lao động.

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

Năm 2015 - năm có nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu con tôm Việt Nam. Song, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tỉnh đã năng động, vươn lên để đưa ra thị trường những sản phẩm có sức cạnh tranh cao và tạo dựng được chỗ đứng trên thương trường nội địa lẫn quốc tế.