Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.
Dự án Nhà máy chế biến bột cá có tổng đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, tại cụm công nghiệp Thụy Tân được khởi công tháng 2-2013 trên diện tích xây dựng hơn năm ha, bao gồm bốn dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo tại Thái Lan theo tiêu chuẩn và công nghệ châu Âu; hệ thống cung cấp hơi điều khiển tự động, tổng công suất 21 tấn/giờ sử dụng công nghệ tầng sôi đốt bằng đa nhiên liệu chủ yếu dùng trấu, mùn cưa.
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ Unitank, vận hành xử lý nước thải bằng vi sinh, công suất 350 mét khối nước/ngày đêm, nước sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn VN11-2008 loại A.
Quy trình sản xuất bột cá được vận hành khép kín, cá tươi nguyên liệu được hấp sấy, loại bỏ tạp chất và nghiền mịn theo tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Nhà máy đi vào hoạt động góp phần hạn chế việc nhập khẩu bột cá từ nước ngoài, thúc đẩy khai thác nguồn nguyên liệu tại khu vực Bắc Trung Bộ và nâng cao thu nhập cho ngư dân các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm

EVN sẽ hỗ trợ kinh phí thay thế 2 triệu bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn tiết kiệm điện (compact) cho các hộ trồng thanh long tại 3 tỉnh có diện tích trồng cây thanh long lớn nhất là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

Ngày nay, nhiều thanh niên nông thôn mày mò học hỏi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng thu nhập và vươn lên khấm khá. Anh Nguyễn Thanh Tùng, 45 tuổi, ngụ tổ 8, ấp Trung Bình Nhì, xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn - An Giang) là một điển hình.

Những năm gần đây, nghề nuôi tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng gặp khó khăn, người dân phải đối mặt với thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, đến khi thu hoạch, giá tôm không ổn định.

Chỉ còn khoảng 3-5 ngày nữa, vựa vải thiều Thanh Hà sẽ bước vào thu hoạch chính vụ. Thời điểm này, các nhà vườn vải thiều ở các vùng vải trọng điểm như Thanh Khê, Thanh Thủy, Thanh Sơn... (huyện Thanh Hà) cũng đã bắt đầu rục rịch vào vụ thu hoạch. Dọc hai bên tỉnh lộ 390, các chủ vựa thu mua vải thiều đã bắt đầu hoạt động tấp nập.

Đánh giá lại thực trạng diễn biến tình hình bệnh tôm ở Cà Mau, đề xuất giải pháp khắc phục nhằm trao đổi kinh nghiệm và phát triển nghề nuôi tôm bền vững là nội dung quan trọng tại hội thảo khoa học được tổ chức ngày 1/7 do Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Cà Mau chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Phân viện nghiên cứu thủy sản Minh Hải đồng tổ chức.