Dừa Tươi Có Giá, Nông Dân Trồng Dừa Phấn Khởi Ở Trà Vinh

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.
Thời điểm này năm ngoái, giá dừa tươi thương lái vào tận vườn thu mua chỉ khoảng 35.000 - 40.000 đồng/chục (12 trái). Nhưng từ sau Tết Nguyên đán năm 2013 cho đến nay, giá dừa cứ tăng dần từ 50.000 đồng lên 60.000 đồng/chục và hiện nay 70.000 - 80.000 đồng/chục, thậm chí có thời điểm trên 90.000 đồng/chục, trong khi nhiều nhà vườn không còn dừa để bán.
Ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Nhuận Thành, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, cho biết: Mùa nắng nóng giá dừa tươi tăng cao, hầu như năm nào cũng vậy, một mặt do nhu cầu người dân tiêu thụ dừa tươi giải nhiệt tăng cao, mặt khác đối với cây dừa, vào thời điểm mùa nóng, năng suất giảm đi gần phân nửa so với mùa mưa nên sản lượng dừa tươi mùa này giảm mạnh. Còn ông Trần Văn Ba, ngụ cùng ở ấp Nhuận Thành, xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, hiện trồng 2 công dừa xiêm lùn cho biết, vườn dừa của gia đình ông đang vào giai đoạn cho trái sai, những ngày này thương lái vào tận vườn tự hái (chặt nguyên buồng) với giá 85.000 đồng/chục (12 trái), còn dừa khô 12.000 đồng/trái, dừa giống 25.000 - 35.000 đồng/cây.
Theo nông dân trồng dừa, nếu giá dừa đứng ở mức cao như hiện nay, người trồng dừa sống "rất khỏe", vì trồng cây dừa không tốn nhiều tiền đầu tư và chăm sóc như các loài cây khác. Hiện nay, nhiều nông dân ở huyện Càng Long đang tích cực chăm sóc vườn dừa và chuyển sang trồng dừa bán trái tươi vì lợi nhuận cao hơn so với bán dừa khô do rút ngắn được thời gian thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Như vậy, Tổng lượng cá tra đã xuất từ đầu năm đến nay sang 133 quốc gia và vùng lãnh thổ được nâng lên 377.000 tấn, trị giá 1,132 tỷ USD, thấp hơn cùng kỳ năm 2011 là 3,2%. Trong đó, Mỹ, các nước EU, ASEAN tiêu thụ 59% lượng cá tra.

Rời Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên với tấm bằng kỹ sư ngành thú y nhưng chị Phạm Thị Hậu, 31 tuổi ở xã Mỹ Yên (Đại Từ - Thái Nguyên) không xin vào làm ở các doanh nghiệp lớn hay cơ quan Nhà nước mà lại đam mê công việc của một khuyến nông viên. Bởi chị tâm niệm, giúp nông dân sản xuất hiệu quả, ổn định đã là một niềm hạnh phúc...

Năm 2012, được sự hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Ninh xây dựng mô hình nuôi cá lúa trên diện tích 4 ha với 12 hộ tham gia. Đầu tháng 7/2012, Trung tâm chuyển 112.000 con cá rô đồng, 24.000 con rô phi, 8500 con cá mè, 25.500 con cá chép VI giống cho các hộ nuôi. Cá giống khỏe mạnh đồng đều.

Ông Nguyễn Văn Kiệt, Chủ tịch UBND xã Giục Tượng, huyện Châu Thành (Kiên Giang), cho biết: Hiện nay toàn xã có hơn 500 hộ thực hiện mô hình nuôi cá lóc theo nhiều dạng như: 2 lúa 1 cá, hoặc nuôi trong mùng lưới và trong ao đem lại hiệu quả bình quân từ 50-100 triệu đồng/năm.

Năm 2011, ấp Mỹ An B, xã Mỹ Tịnh An, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 15 hộ nghèo, trong đó có nhiều hộ do phụ nữ làm chủ hộ; đến nay đã có 5 hộ thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ vốn gắn với chuyển giao kỹ thuật nuôi chim cút do Hội Liên hiệp Phụ nữ xã phát động, điển hình là hai chị Bùi Thị Ánh Tuyết và Nguyễn Thùy Dung.