Đưa tôm thay lúa, giữ chân hội viên

Trước đây, người dân ấp này chủ yếu trồng lúa, hiệu quả kinh tế không cao, hội viên không mặn mà với tổ chức hội.
Trước tình hình đó chi hội đã sớm tổ chức vận động nông dân chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản.
Năm 2010, nông dân tại ấp chuyển đổi được 457ha, đến nay diện tích chuyển đổi đã hơn 720ha.
Phần lớn diện tích người dân nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân nuôi trồng thủy sản tại ấp Doi Lầu, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP.HCM.
Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu đã phối hợp các cơ quan chức năng thường xuyên tổ chức trình diễn các mô hình có hiệu quả như nuôi cua giống nhân tạo, nuôi tôm sú xen cua, nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP…
Chi hội còn phối hợp Hội Nông dân huyện, Trạm Khuyến nông Cần Giờ tổ chức cho hội viên nông dân tham quan các buổi hội chợ, triển lãm nông nghiệp công nghệ cao, tham quan các mô hình nuôi, trồng có hiệu quả ở trong và ngoài thành phố, vận động nông dân tham gia các lớp học nghề, tập huấn kỹ thuật… Nhờ vậy, nông dân có các kiến thức về sản xuất nông nghiệp, mạnh dạn chuyển đổi nông nghiệp cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Ông Huỳnh Văn Thành (ngụ ấp Doi Lầu) cho biết, ông là một trong những người nuôi tôm sớm tại ấp.
Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên bị thiệt hại nặng.
Nhưng sau đó nhờ các lớp hướng dẫn kỹ thuật, nhờ các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, ông đã nắm được các kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm.
Hiện nay ông áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP với diện tích khoảng 3ha, mang về lợi nhuận mỗi năm hơn 300 triệu đồng.
Ông Thành không phải là trường hợp thành công cá biệt.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu, nhờ chuyển đổi mô hình kinh tế hiệu quả nên tại ấp ngày càng có nhiều nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và năm 2013 đã thành lập CLB nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
Thông qua CLB, các thành viên thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm làm ăn với các nông dân khác, đồng thời tích cực hỗ trợ nông dân nghèo tại địa phương.
Bà Dung cho biết: Chi hội đưa ra chỉ tiêu mỗi năm vận động từ 3 – 5 hộ khá, giàu, có kinh nghiệm trong sản xuất giúp đỡ từ 7 – 12 hộ nghèo về vốn, khoa học kỹ thuật, bán gối đầu thức ăn tôm… Các chỉ tiêu chi hội đưa ra được thực hiện khá tốt.
Cũng theo bà Dung, Chi hội Nông dân ấp Doi Lầu còn tích cực vận động người dân trong ấp tham gia vào các hoạt động xã hội tại địa phương.
Trong 5 năm qua chi hội đã vận động được 80 phần quà tết, 56 thẻ bảo hiểm y tế cho nông dân nghèo; tặng 32 suất học bổng cho con em hội viên nông dân nghèo hiếu học.
Chi hội cũng đã vận động xây dựng được 35 căn nhà tình thương tặng cho hội viên nông dân nghèo trên địa bàn xã.
Có thể bạn quan tâm

Do có quá nhiều nông dân thu hoạch sắn cùng một lúc đã dẫn đến tình trạng Nhà máy không tiêu thụ hết, sắn ứ đọng có nguy cơ phải đổ bỏ. Giá sắn lên cao ngất ngưởng trong năm ngoái đã khiến cho hàng nghìn nông dân mở rộng diện tích sắn. Tuy nhiên, những ngày mưa vừa qua, nhiều diện tích sắn có nguy cơ thối củ, áp lực thu sắn chạy lũ trong khi việc tiêu thụ khó khăn đang khiến cho người trồng sắn kêu trời

Trong nhiều năm trở lại đây, nghề đánh bắt, nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản đang gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và chi phí đầu vào tăng cao, thị trường cạnh tranh gay gắt. Tuy vậy, ngành thủy sản vẫn đạt và vượt kế hoạch đề ra. Điều đó cho thấy, ngoài những nỗ lực tự thân của ngư dân, các chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước đã tiếp sức cho ngư dân yên tâm bám biển.

Gần 7 năm nuôi nhím, anh Nguyễn Bá Hồng (tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) giờ đây đã có trại nuôi nhím với quy mô gần 100 con và cả đàn chồn nhung đen 300 con.

Mục đích của việc xây dựng quỹ là để hỗ trợ cho ngư dân làm nghề khai thác thủy sản trên biển, các con tàu làm công tác dịch vụ hậu cần trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gặp rủi ro thiệt hại do thiên tai, do tàu thuyền nước ngoài bắt giữ, cướp phá tài sản...

Giá nghêu giống tại khu vực biển Tân Thành (huyện Gò Công, Tiền Giang) đang tăng cao, loại kích cỡ 600 – 800 ngàn con/kg được các thương lái thu mua với giá 16 - 18 đồng/con (khoảng 10 - 15 triệu đồng/kg), tăng 5 - 7 đồng/con (tương đương 3 - 5 triệu đồng/kg) so với cùng kỳ năm ngoái.