Dừa Tăng Giá, Nông Dân Phấn Khởi

Những ngày qua, thời tiết bắt đầu nóng trở lại nên nhu cầu nước dừa tươi giải khát ngày càng tăng. Chính vì vậy, hơn nửa tháng nay giá dừa tươi liên tục tăng, giá bán dừa cho thương lái tại vườn hiện ở mức 70.000 - 75.000 đồng/chục.
Ông Nguyễn Văn Thiện, nông dân có gần 4.000 m2 trồng dừa ở thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành (Tiền Giang), cho biết, mấy ngày qua thương lái vào tận vườn thu mua dừa tươi với giá 70.000 - 75.000 đồng/chục (dừa do thương lái bẻ), tăng hơn 15.000 đồng/chục (12 trái) so với đầu tháng 2.
"Dừa của tôi đều là giống dừa ta trước đây, trái to, nước nhiều, ngọt nên thương lái rất thích mua. Với diện tích dừa hiện nay, mỗi tháng tôi thu hoạch được hơn 6 trăm dừa được khoản thu nhập gần 4,5 triệu đồng/tháng, cải thiện được đáng kể đời sống gia đình", ông Thiện phấn khởi chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Sáu, thương lái thu mua dừa ở xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cho biết, nguyên nhân khiến giá dừa tăng cao là do thời tiết đang chuyển sang nóng, nhu cầu nước dừa tươi để giải khát của người dân tăng cao. Mặt khác, nhiều nhà vườn bỏ bê chăm sóc sau đợt giá dừa giảm chỉ còn dưới 20.000 đồng/chục thời gian trước, khiến năng suất bị sụt giảm. Trong khi đó để thu hoạch được một lứa dừa tươi từ trổ bông đến thu hoạch phải từ 5-6 tháng.
Giá dừa tươi bán tại chợ hiện có giá dao động 8.000 - 10.000 đồng/trái, tăng từ 1.500 - 2.000 đồng/trái so với đầu tháng 2. Dừa tươi khan hiếm, cộng với việc nhiều người trồng dừa thu hoạch dừa rám (dừa chưa được khô) bán cho các cơ sở làm mứt Tết đã dẫn đến giá dừa khô cũng tăng trở lại. Hiện giá thu mua dừa khô tại nhiều vựa dừa tại Tiền Giang đang ở mức 70.000 - 75.000 đ/chục đối với dừa loại 1.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.

Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Chợ Mới (An Giang) Trần Thị Yến Châu cho biết: Giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp huyện Chợ Mới tăng liên tục hàng năm. Kết thúc sản xuất năm 2013, giá trị đạt gần 318 triệu đồng/héc-ta, cao nhất từ trước đến nay và cao nhất tỉnh, trong đó cây màu đạt 729,48 triệu đồng/héc-ta, lúa trên 96,5 triệu đồng/héc-ta…

Theo Cục Thú y (Bộ NNPTNT), mặc dù nguyên nhân bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi đã được xác định, nhưng do thời tiết diễn biến bất thường nên dịch bệnh vẫn xảy ra, gây thiệt hại cho người nuôi.