Đưa siêu thực phẩm mới Sachi về Việt Nam

Sachi Inca (còn được gọi là Peanit Inca, Inca Inchi, Inca nuts) là loại thực vật họ Thầu dầu, có nguồn gốc từ rừng Amazon (Nam Mỹ). Chúng có tới 19 loài, phân bố từ Bolivia tới Mexico, nhưng phổ biến nhất trong các khu rừng Amazon của các nước Peru, Ecuado và Colombia... Khi được đưa vào Việt Nam, cây được đặt tên ngắn gọn là Sachi.
Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng: Sachi là siêu thực phẩm giàu Omega 3 – 6 – 9 (Omega 3: 48,54%; Omega 6: 35-37%; Omega 9: 6-10%). Lượng Omega 3 có trong dầu Sachi cao gấp 17 lần so với dầu cá hồi, gấp 49 lần so với dầu ô liu. Tổng các axit béo không bão hòa của Sachi trên 92%… Các sản phẩm được chế biến từ Sachi là dầu ăn, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dược phẩm.
Sau gần 2 năm đưa giống cây trồng này về Việt Nam, Công ty CP Sachi Vina (thuộc Tập đoàn Tâm Hoàng Việt) đã hợp tác với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng quốc gia, tiến hành khảo nghiệm tại Tam Điệp (Ninh Bình), Lương Sơn (Hòa Bình), Chiềng Cơi (Sơn La) và Ea Tu (TP.Buôn MaThuột, Đăk Lăk).
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Lợi ở thôn Hải Phú (Phong Hải) phấn khởi: - “Đây là vụ nuôi tôm thứ hai liên tiếp được mùa. Thả nuôi 1,5 triệu tôm giống trên diện tích 3.000m2, vụ vừa rồi lãi trên 600 triệu đồng. Bù lại những vụ trước thua lỗ, trong tay vẫn còn lãi 200 triệu đồng”.

Ngoài các chợ truyền thống trong tỉnh An Giang, thương lái còn đưa cá đi các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Buôn Ma Thuộc và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Bình quân mỗi ngày có ít nhất 50 tấn cá xuất tỉnh.

Nhằm giúp cho các tỉnh, thành trong khu vực có bước đi thiết thực, phù hợp hơn trong quá trình phát triển ngành thủy sản trước áp lực về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường tại các vùng nuôi; đồng thời, có được những giải pháp phát triển bền vững ngành thủy sản trong tương lai.

Ông Trần Luật Sự cho biết, đầu năm 2012, tình cờ gặp một người quen cung cấp tài liệu, quy trình nuôi cá chình bông. Ông đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 hồ nuôi với diện tích 40m2 và chia thành 2 phần với vách ngăn cố định bằng tường xi măng để phân loại cá chình trong quá trình nuôi.

Yêu biển, yêu quê hương nơi mình sinh ra, chàng thanh niên Công giáo huyện Tiền Hải (Thái Bình) Trương Văn Trị đã ấp ủ và thành công trong việc thuần hóa cá vược nuôi từ môi trường nước mặn sang môi trường nước ngọt.