Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thê Thảm Giá Nhím

Thê Thảm Giá Nhím
Ngày đăng: 19/04/2012

Ông Trịnh Văn Sinh, ở khu phố 2, thị trấn huyện vùng cao Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, hiện nay gia đình ông và hàng trăm hộ nuôi nhím thịt, nhím sinh sản trên địa bàn huyện đang lao đao, chán nản vì nhím nuôi trên thị trường rớt giá thê thảm. Nhím sinh sản ra, nuôi lớn đến độ giết thịt mà không bán được.

Đến nay, sau hơn 6 năm nuôi nhím sinh sản, tổng đàn nhím nuôi của gia đình ông Sinh hiện có gần 100 con (trong đó có 30 đôi nhím gốc bố mẹ). Đây là trang trại nuôi nhím lớn nhất huyện Quan Hóa và là điển hình nuôi nhím của tỉnh Thanh Hóa. Số nhím bố mẹ mỗi năm đẻ hai lứa, mỗi lứa 2 con, nên tổng đàn nhím của gia đình ông Sinh đang gia tăng rất nhanh.

Ông Sinh cho biết thêm, cách đây hơn một năm, giá nhím giống là 2 triệu đồng/kg (mỗi cặp nhím giống gồm một con đực, một con cái nặng khoảng 8 kg, bán được 16 triệu đồng); giá nhím thịt là 500.000 đồng/kg hơi. Nhưng hiện nay, giá nhím giống xuống còn 4 triệu đồng/một đôi nặng 8kg; giá nhím thịt xuống còn 250.000 đồng/kg. Do giá rớt thê thảm, nên nhiều hộ nuôi nhím ở Quan Hóa không muốn cho ăn, chăm sóc loài động vật hoang dã này. Rất may nhím là loài động vật dễ nuôi, chi phí thức ăn cũng thấp.

Theo những người nuôi nhím ở huyện Quan Hóa cho biết thêm, nguyên nhân giá nhím nuôi rớt thê thảm như hiện nay là do các hộ dân không đổ xô đi mua nhím giống nuôi như trước kia nữa. Bởi việc nuôi nhím, bán nhím giống, đặc biệt là bán nhím thịt đang "vướng" vào nhiều thủ tục chặt chẽ của ngành kiểm lâm. Mỗi khi nhím đẻ, bán nhím giống, người nuôi nhím đều phải báo cáo, xin phép cơ quan kiểm lâm sở tại, với nhiều thủ tục nhiêu khê. Trong khi đó, hiện người nuôi nhím đã thuần dưỡng, muốn làm thịt, bán thịt nhím ra thị trường như các động vật khác cũng khó.

Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Chí Chiều- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Quan Hóa cho biết: "Hiện nay, trên địa bàn huyện có 209 hộ nuôi nhốt nhím sinh trưởng, sinh sản, với tổng số lượng trên 1.000 con. Quan Hóa là huyện có số hộ nuôi nhím và tổng đàn lớn nhất tỉnh Thanh Hóa. Giá nhím nuôi hiện nay đang rớt thê thảm là do đầu ra gặp khó khăn, gây nhiều vất vả cho các hộ nuôi nhím. UBND huyện Quan Hóa đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ NN-PTNT giao việc cấp giấy phép nuôi nhốt nhím- động vật hoang dã thông thường cho cơ quan chức năng cấp huyện, để người dân xin cấp phép thuận tiện hơn..."

Được biết, ngoài huyện Quan Hóa, hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn có hàng nghìn hộ dân nuôi nhím ở các huyện miền núi như: Thạch Thành, Quan Sơn, Thường Xuân... và nhiều huyện trung du, đồng bằng đang lao đao, chán nản với loài động vật hoang dã thông thường này, vì bí đầu ra cho hàng chục nghìn con nhím đang sinh sản và đến độ tuổi xuất chuồng, bán nhím thịt mà không ai mua.


Có thể bạn quan tâm

Liên Kết Tiêu Thụ Vụ Thu Đông Gần 700ha Liên Kết Tiêu Thụ Vụ Thu Đông Gần 700ha

Riêng vụ thu đông, diện tích thực hiện cánh đồng liên kết gần 14.000ha, đạt gần 60% so với kế hoạch. Trong đó, các công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo dự kiến liên kết tiêu thụ gần 700ha. Tại huyện Cao Lãnh, Công ty Hiếu Nhân và thương lái Hồ Văn Tràng liên kết tiêu thụ được gần 4.200 tấn...

19/09/2014
Giải Pháp Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu Giải Pháp Thích Ứng Biến Đổi Khí Hậu

Nhằm giúp ngành chức năng có những định hướng trong phát triển sản xuất, người dân có sự lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình tình biến đổi khí hậu (BĐKH), Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) triển khai dự án “Ảnh hưởng của BĐKH lên sử dụng đất ở ĐBSCL, sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúa (dự án Clues)”. Qua 4 năm thực hiện, dự án đã đạt được nhiều kết quả khả quan.

19/09/2014
Tiềm Năng Mở Ra Cho Nhà Vườn Trồng Bưởi Da Xanh Tiềm Năng Mở Ra Cho Nhà Vườn Trồng Bưởi Da Xanh

Nhà vườn trồng bưởi da xanh ở khu vực ĐBSCL đã và đang được doanh nghiệp đồng hành chia lợi nhuận bằng cách xây kho lạnh dự trữ hàng nên giá luôn ở mức cao.

19/09/2014
Những Cử Nhân Đại Học Làm Giàu Ở Quê Nhà Những Cử Nhân Đại Học Làm Giàu Ở Quê Nhà

Anh Trần Quang Vinh, xã Xuân Trung (Xuân Trường) tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội; anh Nguyễn Danh Sáng, xã Giao Hà (Giao Thủy) tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), thay vì tìm chọn những Cty, doanh nghiệp lớn hay vào làm trong những cơ quan Nhà nước, 2 anh lại trở về quê hương mở xưởng sản xuất, xây dựng trang trại chăn nuôi, phát triển kinh tế làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương.

19/09/2014
Chăm Lo Đời Sống Đồng Bào Chăm Lo Đời Sống Đồng Bào

Chúng tôi trở lại xóm Lũng Hoài, xã Thượng Nung (Võ Nhai) đúng vào dịp con đường Tân Thành - Lũng Hoài hoàn thành và đưa vào sử dụng tròn một năm. Đây là tuyến đường bê tông dài hơn 3km do Nhà nước đầu tư xây dựng với tổng kinh phí lên tới 25 tỷ.

19/09/2014