Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia

Thông tin trên là chủ trương vừa được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trở thành một ngành mũi nhọn”. Hội thảo cũng đã thống nhất việc thành lập Trung tâm nghiên cứu đồng bộ về cây dừa.
ĐBSCL hiện có khoảng 130.000 ha dừa. Trong đó, 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long chiếm hơn 85% diện tích và sản lượng.
Bà con ở 4 tỉnh trên sẽ có Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đồng hành để triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dừa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là việc liên kết trong sản xuất, chế biến tại địa phương và khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Xã Phước Hậu (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) là vùng đất thuần nông. Sau cây lúa, cây nho, mô hình gia trại trồng táo-nuôi dê đang được các hộ trong xã nhân rộng. Chỉ vài năm qua, đã có hàng trăm hộ ăn nên làm ra từ dê, táo.

Ông Trần Công Danh - Trưởng Ban KTNS - HĐND tỉnh Bến Tre (người đi đầu) đang phúc tra trại nuôi cá da trơn của Công ty Cổ phần Thủy sản Hải Hương tại ấp Tiên Lợi (Tiên Long - Châu Thành).

Năm 2013, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre tiếp tục gặp khó khăn do sự thay đổi thất thường của thời tiết, giá thủy sản thương phẩm không ổn định, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, môi trường nuôi suy thoái,…

Đến thời điểm hiện tại, ngành cá tra Việt Nam vẫn tiếp tục là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước khi duy trì được mức tăng ổn định. Tuy nhiên, do có quá nhiều đầu mối xuất khẩu, trong bối cảnh khủng hoảng thừa, hàng hóa tồn kho, sản xuất cầm chừng, các doanh nghiệp đã phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nông dân gánh chịu mọi thiệt thòi.

Người nuôi muốn tăng trọng cho bò chỉ cần cắt rau về nấu cháo trộn ít cám gạo, đồng thời cho bò uống ít nước muối pha loãng để giúp bò tiêu hóa nhanh. Hàng ngàn hộ gia đình ở các miền quê Phú Yên đang áp dụng phương pháp này để vỗ béo cho bò.