Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia

Thông tin trên là chủ trương vừa được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trở thành một ngành mũi nhọn”. Hội thảo cũng đã thống nhất việc thành lập Trung tâm nghiên cứu đồng bộ về cây dừa.
ĐBSCL hiện có khoảng 130.000 ha dừa. Trong đó, 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long chiếm hơn 85% diện tích và sản lượng.
Bà con ở 4 tỉnh trên sẽ có Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đồng hành để triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dừa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là việc liên kết trong sản xuất, chế biến tại địa phương và khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.

Nhiều hội viên nông dân ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành cảm phục mỗi khi nhắc đến ông Phan Văn Thành (SN 1939), nông dân sản xuất giỏi nhiều năm liền của xã bởi sự năng động, nhiệt tình trong công tác Hội Nông dân, nhạy bén trong phát triển kinh tế.

Vụ lúa đông xuân năm nay, 40 hộ dân trong Tổ sản xuất giống ấp 2, xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười rất phấn khởi khi thu hoạch lúa trúng mùa, trúng giá. Đó chính là kết quả mà những hộ nông dân này gặt hái được khi tham gia cánh đồng liên kết sản xuất giống với Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang.

Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, ông Phan Văn Nguyên ở ấp 2, xã Phương Trà, huyện Cao Lãnh từng bước xây dựng mô hình trang trại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt danh mục Dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam”, vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB).