Dừa sẽ được phát triển thành sản phẩm quốc gia

Thông tin trên là chủ trương vừa được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển ngành dừa tỉnh Bến Tre và các tỉnh ĐBSCL trở thành một ngành mũi nhọn”. Hội thảo cũng đã thống nhất việc thành lập Trung tâm nghiên cứu đồng bộ về cây dừa.
ĐBSCL hiện có khoảng 130.000 ha dừa. Trong đó, 4 tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long chiếm hơn 85% diện tích và sản lượng.
Bà con ở 4 tỉnh trên sẽ có Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và Bộ KH&CN đồng hành để triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành dừa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là việc liên kết trong sản xuất, chế biến tại địa phương và khu vực.
Có thể bạn quan tâm

Tại cuộc họp về chất lượng vật tư và ATTP vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho biết, hiện Cites chưa cấp phép cho bất cứ một cơ sở nào nhập khẩu cá tầm nên cả cá tầm thương phẩm và cá tầm giống nuôi trong nước đều không chính ngạch.

Nông dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch khoảng 1.000ha lúa Hè thu, năng suất trung bình 5,78 tấn/ha. Giá lúa tươi hạt dài như OM 5451, OM 4900, OM 7347 vẫn ở mức 3.800 - 4.200 đồng/kg; còn hạt tròn như IR 50404 chỉ còn 3.200 - 3.400 đồng/kg, giảm 200 đồng so với tuần trước và khó bán nếu lúa được cắt bằng tay.

Tin từ Sở Khoa học – Công nghệ cho biết, đơn vị này vừa tổ chức Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu”.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Theo số liệu vừa công bố của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), tính từ đầu năm đến ngày 06/06/2013, xuất khẩu gạo cả nước đạt 2,858 triệu tấn với trị giá 1,241 tỷ USD.