Đua nhau xây bể biogas

Ngoài ra, một số hộ dân còn tham gia hiệu quả các chương trình xử lý chất thải chăn nuôi khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Sau gần 2 năm triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, xã Hương Giang đã xây dựng lắp đặt được 35 bể khí biogas.
Ngoài ra còn có 70 hộ dân khác đã tham gia tập huấn và đăng ký tham gia dự án, số lượng đăng ký không ngừng tăng lên.
Trung tâm Ứng dụng KHKT và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Hương Khê đang tích cực tổ chức các đợt tập huấn để người dân hiểu và tham gia chương trình nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm trong chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi phát triển bền vững.
Khi nghe thông tin tham gia chương trình được nhận hỗ trợ, rất nhiều hộ dân háo hức. Một số hộ chăn nuôi lợn số lượng lớn còn chủ động bỏ tiền để tự đầu tư bể khí.
Chị Phan Thị Chung, xóm 4, xã Hương Giang phấn khởi: “Nghe nói được hỗ trợ, dự án mang lại nhiều lợi ích, nên dù kinh tế còn rất khó khăn nhưng gia đình tôi cũng cố gắng tham gia chương trình.
Gia đình đầu tư hết gần 16 triệu đồng để xây bể khí, nay đã được hỗ trợ 3 triệu đồng.
Trước đây, tôi nuôi mỗi lứa 20 con lợn thịt, vài con lợn nái, hàng xóm phản ánh nhiều vì mùi hôi thối
. Nhưng nay tình trạng ô nhiễm đã được giải quyết triệt để, mỗi tháng tiết kiệm được khoảng 3 trăm nghìn tiền chi phí củi đốt, giải phóng được sức lao động cho con người.
Nước thải từ bể khí dùng để tưới cho vườn cam rất tốt. Giờ ai cũng biết được giá trị của việc xây dựng bể khí biogas nên đang đua nhau xây lắp”.
Lãnh đạo xã Hương Giang cho biết, với số lượng hộ chăn nuôi nhiều, tổng đàn lớn vào loại nhất nhì huyện, việc xử lý chất thải chăn nuôi tại địa phương gặp không ít khó khăn.
Nhận thức được giá trị của việc xử lý chất thải khoa học trong chăn nuôi, người dân Hương Giang rất hồ hởi khi các dự án về xã hỗ trợ.
Ngoài dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, đến thời điểm này đã có trên 100 hộ dân khác có bể khí biogas nhờ tham gia một số chương trình hỗ trợ khác như cơ chế hỗ trợ theo Quyết định 1035/2012/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh;
Quyết định 24/2011/QĐ-UBND ngày 9/8/2011 của UBND huyện Hương Khê…
Để xử lý rốt ráo ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tại Hương Giang còn có 4 gia trại (180 con) sử dụng đệm lót sinh học trong nuôi lợn.
Người dân đang được tham gia tập huấn nhiều lớp về sử dụng chế phẩm sinh học trong việc giảm ô nhiễm môi trường và ủ phân.
“Trước đây, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường để nước thải chảy ra đường làng, gây ô nhiễm môi trường.
Một số hộ dân phản ánh, chính quyền xã can thiệp nên các hộ chăn nuôi không dám mở rộng quy mô.
Nhờ bể khí biogas, môi trường không còn ô nhiễm, nước thải được sử dụng tưới cho cây trồng. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư, nâng tổng đàn, phát triển kinh tế, đời sống đang ngày được nâng cao”, bà Lan cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Cuối tuần qua, nhiều hộ chăn nuôi tại Đồng Nai, TP. HCM và khu vực ĐBSCL cho biết, giá heo hơi hiện chỉ còn xấp xỉ 40.000 đồng/kg. Không chỉ heo hơi giảm giá, nhiều chủ trại heo giống cũng “than ngắn thở dài” khi cả tháng trở lại đây, họ không bán heo con ra được mặc dù giá đã liên tục giảm sâu.

Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.

Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.