Đua nhau bán nho giá rẻ không rõ nguồn gốc

Thời gian gần đây, có rất đông đồng bào dân tộc thiểu số lấy nho không rõ nguồn gốc về bán giá rẻ ở thành phố Lai Châu và dọc ven đường trên tuyến quốc lộ 4D, thuộc địa bàn xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ. Việc bán nho không rõ nguồn gốc này gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Trong vai khách hàng, chúng tôi đã có cuộc khảo sát các điểm bán nho dọc tuyến quốc lộ 4D trên địa bàn xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ và khu vực chợ trung tâm thành phố Lai Châu để mua nho. Nho được lót bao tải xuống nền đường để bày bán với giá rẻ. Qua giao tiếp, chúng tôi biết được họ đều là người dân tộc Dao.
Khi được hỏi về nguồn gốc, người bán chỉ cho biết: Nho này được trồng ở xa lắm, nhà nước cấp cho; đã trồng 5 năm rồi. Nho được bán gần một tuần nay, ban đầu 80.000 đồng/kg, giờ xuống còn 50.000–60.000 đồng/kg”.
Có một điều lạ là tất cả nho được bày bán ở chợ hay trên đường đều có hình dáng bên ngoài chín mọng, tươi ngon. Giá thành dao động 40.000-60.000 đồng/kg, chỉ bằng một nửa so với loại bán tại các cửa hàng nên thu hút nhiều người mua. Đặc biệt, người mua được giới thiệu nho này trồng ở trên núi, ở xã Lản Nhì Thàng, huyện biên giới Phong Thổ nên ngày càng thu hút người tiêu dùng.
Ông Thào A Ký, Phó chủ tịch UBND xã Lản Nhì Thàng, huyện Phong Thổ khẳng định, từ trước tới nay trên địa bàn chưa bao giờ có dự án trồng nho và việc trồng tự phát cũng chưa thấy bao giờ. Thấy người dân bày bán nhiều những ngày qua, xã đã thành lập đoàn công tác phối hợp cùng lực lượng Quản lý thị trường huyện Phong Thổ đi kiểm tra, bước đầu xác định nho do bà con bán không rõ nguồn gốc. Đoàn công tác đã tuyên truyền nhắc nhở, vận động người dân, nhưng bà con vẫn bán.
“Từ trước đến giờ trên địa bàn không nghe nói đến dự án trồng nho. Bà con mua ở đâu về không rõ. Xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động cho bà con không lấy hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bà con cứ bán, người qua đường mua ăn phải bị làm sao sẽ khổ cả bên mua và bên bán. Sau khi vận động, tuyên truyền, nhiều bà con đã không còn bán nho”, ông Thào A Ký nói.
Người tiêu dùng cần hết sức cảnh giác vì thời gian gần đây, nho có nguồn gốc từ Trung Quốc được người dân địa phương mang qua đường tiểu ngạch về bán nhiều. Các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu cũng cần kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng hoa quả không rõ nguồn gốc, để tránh những trường hợp ngộ độc đáng tiếc có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Những xã có diện tích mì bị ngập úng nhiều gồm có xã Tân Đông 107 ha, Tân Phú 710 ha, Tân Hà 100 ha, Tân Hưng 250 ha, Tân Hội 300 ha và Tân Thành 500 ha.

Anh Trần Bá Thuận ở xóm Vệ Nông, xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) tâm sự: "Trước đây trên diện tích gần 2 ha, vợ chồng tôi chủ yếu trồng sắn, bạch đàn nhưng không hiệu quả. Hưởng ứng phong trào phá bỏ vườn tạp, phát triển kinh tế vườn đồi, đến năm 2009, chúng tôi đã tìm hiểu và quyết định trồng hơn 100 cây mít Thái Lan".

Tính đến ngày 22-7-2014, doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã ký được hợp đồng xuất khẩu 5,54 triệu tấn gạo, trong đó Trung Quốc, Philippines là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo mới nhất của VFA.

Trong đó, phương tiện PY-90226 TS và PY-90109 TS hành nghề lưới chuồn; 2 phương tiện còn lại hành nghề lưới rút và câu đèn. Hiện hầu hết tàu cá của ngư dân phường Phú Đông và phường 6 (TP Tuy Hòa) đang neo đậu tại bến, hoặc đang sửa chữa, chưa có kế hoạch ra khơi.

Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng Ban quản lý cảng cá Hòn Rớ cho biết: “5 ngày qua, bình quân mỗi ngày có từ 20 - 30 tàu câu cá ngừ đại dương của Khánh Hòa, Bình Định cập cảng. Ngư dân đánh bắt được nhiều, giá cả lại nhích lên từng ngày, nên cả chủ tàu và thuyền viên đều có thu nhập khá”.