Dưa Hấu Ùn Tắc Tại Cửa Khẩu Tân Thanh

Ông Phùng Quang Hộ - Chi cục trưởng Hải quan Tân Thanh, Văn Lãng (Lạng Sơn), cho biết: Đến trưa ngày 3/4, tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn còn trên 200 xe vận chuyển dưa hấu (20 - 25 tấn/xe) còn ứ đọng chưa được thông quan.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do hiện nay dưa hấu đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch, lại được giá (từ 8.000 đến11.000 đồng/kg). Vì vậy, các vùng trồng dưa đang ào ào thu hoạch để xuất sang Trung Quốc. Theo thống kê, trung bình mỗi ngày có hơn 300 xe chở dưa ở các tỉnh miền Trung đến làm thủ tục xuất khẩu. Trong khi tại khu bãi chợ Pò Chài, Quảng Tây (Trung Quốc) mỗi ngày chỉ tiếp nhận được 200 xe hàng nông sản các loại...
Trước tình trạng này, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn và Cục Hải quan Lạng Sơn đã đi kiểm tra thực tế và tìm biện pháp tháo gỡ, xử lý ùn tắc, giải tỏa hàng hoá tại cửa khẩu cho doanh nghiệp.
Theo ông Nguyễn Công Trưởng - Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn - cho biết: Cục đã chỉ đạo chi cục thông quan bất cứ thời gian nào có thể để tạo thuận lợi cho các xe hàng. Hiện tại phía nước bạn chỉ mở cửa đến 8 giờ tối. Vì vậy, lãnh đạo tỉnh sẽ đề nghị với phía nước bạn tăng thời gian mở cửa để giải quyết lượng nhanh hàng ùn tắc.
Tuy nhiên, ông Trưởng cũng khuyến cáo: Người nông dân nên giãn khoảng cách thu hoạch để tránh bị ùn tắc hàng, ảnh hưởng tới chất lượng. Đặc biệt giảm nguy cơ doanh nghiệp phía nước bạn ép giá do lượng hàng thông quan quá lớn.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày gần đây giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng trở lại. Tại Bạc Liêu, giá thu mua tôm chân trắng loại 60 con/kg giá 116 nghìn đồng/kg, tôm loại 70 con/kg giá 112.000 đồng/kg, tôm loại 90 con/kg giá 100 nghìn đồng/kg..., bình quân tăng 10-20 nghìn đồng/kg so thời điểm đầu tháng 6/2014.

Tại các xã vùng biển của huyện Nga Sơn, hiện tượng nước mặn xâm nhập thường xuyên diễn ra nên một số diện tích cói ở các xã: Nga Tân, Nga Thủy, Nga Tiến trong đê Ngự Hàm 3 và ở triền sông Lèn; đất ngoài đê xã Nga Điền ảnh hưởng của đắp đập tạm sông Càn nên thiếu nước tưới, khó khăn cho sản xuất, năng suất không cao, diện tích đất bị hoang hóa có nguy cơ mở rộng...

Ông Phạm Đồng Quảng - Phụ trách Cục Trồng trọt cho biết, trong 6 tháng đầu năm, diện tích cao su chặt thanh lý và chuyển đổi trên cả nước là 3.856 ha, trong đó có 3.123 cao su già cỗi hoặc bị bão không phục hồi được phải chặt để tái canh.

Hiện các tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống thủy sản ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm thủy sản của huyện. 7 tháng đầu năm 2014, sản lượng thủy sản ước đạt 1.150 tấn.

Những mô hình này đã tổ chức sản xuất, nâng cao hiệu quả, giá trị của hạt gạo, góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún lâu nay của người dân. Phó thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương và bộ ngành tập trung chỉ đạo thực hiện để đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp sớm đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất.