Dưa Hấu Phú Ninh Được Mùa, Được Giá Nhờ Đầu Tư Đồng Bộ

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.
Riêng vụ dưa hấu đầu tiên năm 2014, toàn huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg. Đây là giá dưa hấu cao nhất so với các tỉnh, thành khác ở miền Trung hiện nay.
Hiện nay, dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “dưa hấu Kỳ Lý”. Sở dĩ giá dưa hấu ở đây luôn cao hơn so với các vùng trồng dưa khác là do các vùng chuyên canh dưa hấu ở đây đều là đất sắt pha cát, có vi lượng cao, quả dưa chắc ruột và có màu đỏ tươi.
Đặc biệt, nhờ hàm lượng đường cao nên dưa rất ngọt. Ngoài ra các giống dưa được trồng ở huyện Phú Ninh đều có vỏ dày, thuận lợi trong quá trình vận chuyển rất ít bị dập bể, hư thối, rất được thương lái ưa chuộng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện Phú Ninh đã có 450ha dưa hấu. Tất cả đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đều được chủ động nguồn nước tưới tiêu nên các vùng chuyên canh dưa phát triển tốt, năng suất cao. Nếu như cách đây 4 năm, bình quân 1 sào dưa cho nông dân khoảng 1,2 tấn quả thì nay đã nhảy vọt lên 1,6 tấn. Đến thời điểm này, nông dân huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu.
Có thể bạn quan tâm

Sở KH-CN Quảng Nam vừa phối hợp với Viện Khoa học & công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang) tổ chức hội thảo “Cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm lựa chọn địa điểm xây dựng chà - rạn nhân tạo tại vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam”. Dự kiến sẽ triển khai mô hình tại đông bắc đảo Hòn Dứa (vùng biển Bàn Than, Núi Thành) nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi ven bờ.

Theo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NNPTNT), hiện nay cả nước có khoảng 3.700 tổ, đội tàu cá với khoảng 22.000 tàu/140.000 lao động tham gia cùng vươn khơi bám biển.

Từ ngày 15-12-2013 ở Thanh Hóa, trên địa bàn các xã: Xuân Bình, Xuân Hòa (Như Xuân) và Thạch Tượng (Thạch Thành) đã xảy ra bệnh lở mồm, long móng (LMLM) làm 177 con trâu, bò bị mắc bệnh.

Hiện nay, xu hướng sản xuất đa canh, đa con trên cùng một diện tích được nhiều nông dân xã Phong Thạnh Đông A (huyện Giá Rai - Bạc Liêu) áp dụng. Với mô hình lúa - ếch - cá kết hợp, mỗi năm đem về cho người nuôi hàng trăm triệu đồng. Theo đó, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, có điều kiện mua sắm máy móc phục vụ sản xuất.

Từ năm 2008 đến nay, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) thực hiện các mô hình trình diễn đã giới thiệu cho người chăn nuôi về quy trình nuôi gà thả vườn, chuyển giao các giống mới, nuôi gà thả vườn chất lượng tốt theo hướng an toàn sinh học đem lại lợi nhuận kinh tế cao.