Dưa Hấu Phú Ninh Được Mùa, Được Giá Nhờ Đầu Tư Đồng Bộ

Nhờ đầu tư đồng bộ nhiều khâu nên năng suất và chất lượng dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã tăng cao so với trước đây.
Riêng vụ dưa hấu đầu tiên năm 2014, toàn huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu với giá bán bình quân 6.000 đồng/kg. Đây là giá dưa hấu cao nhất so với các tỉnh, thành khác ở miền Trung hiện nay.
Hiện nay, dưa hấu ở huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam đã được Cục sở hữu trí tuệ chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “dưa hấu Kỳ Lý”. Sở dĩ giá dưa hấu ở đây luôn cao hơn so với các vùng trồng dưa khác là do các vùng chuyên canh dưa hấu ở đây đều là đất sắt pha cát, có vi lượng cao, quả dưa chắc ruột và có màu đỏ tươi.
Đặc biệt, nhờ hàm lượng đường cao nên dưa rất ngọt. Ngoài ra các giống dưa được trồng ở huyện Phú Ninh đều có vỏ dày, thuận lợi trong quá trình vận chuyển rất ít bị dập bể, hư thối, rất được thương lái ưa chuộng.
Theo thống kê, đến nay toàn huyện Phú Ninh đã có 450ha dưa hấu. Tất cả đều sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đều được chủ động nguồn nước tưới tiêu nên các vùng chuyên canh dưa phát triển tốt, năng suất cao. Nếu như cách đây 4 năm, bình quân 1 sào dưa cho nông dân khoảng 1,2 tấn quả thì nay đã nhảy vọt lên 1,6 tấn. Đến thời điểm này, nông dân huyện Phú Ninh đã thu về gần 75 tỷ đồng từ dưa hấu.
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh chạy vào bờ tránh trú báo từ trưa 13.9. Cũng từ thời khắc này, bến neo đậu tàu thuyền trở thành chợ cá sôi động trong mưa bão.

UBND huyện Chợ Mới phối hợp Chi cục Thủy sản An Giang, Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản tỉnh vừa tổ chức lễ thả cá bản địa về thiên nhiên khu vực sông Vàm Nao.

Để bảo tồn và phát triển giống gà Tiên Yên theo quy mô lớn, UBND huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đang triển khai xây dựng mô hình HTX chăn nuôi và tiêu thụ gà Tiên Yên.

Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.207,38 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 ha và đất lâm nghiệp 22.838,33 ha.

Chăn nuôi gà vốn là một nghề truyền thống của người dân xã Quảng La (Hoành Bồ - Quảng Ninh). Những năm gần đây, được chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, nhiều gia đình trong xã đã chủ động mở rộng quy môi nuôi thả gà theo hướng hàng hóa