Dưa Hấu Cho... Cá Ăn

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.
Tại tỉnh Kon Tum, trên quốc lộ 14 đoạn từ cầu Diên Bình (huyện Đăk Tô) lên các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, nhiều đoạn đường thấy dưa hấu chất từng đống to hai bên đường.
Nông dân Đinh Văn Luông có đống dưa hấu to sụ ngay bên cầu Diên Bình, ngán ngẩm: “Mọi năm, dưa trồng ra đem đi bán ở các chợ đầu mối, có năm thương lái đến mua tận vườn, thậm chí họ đặt tiền trước từ khi dưa còn non. Gia đình chỉ để lại một ít bán ở đây, vừa bán phục vụ cho khách đi đường, được giá cao, vừa ngồi cho…vui.
Vậy mà năm nay, thương lái cũng đến vườn, nhưng chỉ ra giá bằng giá thành sản xuất”. Cứ nghĩ để chờ thêm thời gian, may ra dưa lên giá, nào ngờ càng chờ càng xuống, gia đình ông Luông cũng như nhiều hộ trồng dưa khác ở đây đành bán đổ bán tháo, mong vớt vát được chút ít tiền của, công sức bỏ ra.
Ông Hùng (tổ 13, phường Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai) có trang trại nuôi cá, nuôi gà ở phường Thống Nhất. Ông Hùng… vui vẻ khi mà mỗi sáng, ông ra chợ Thống Nhất (TP.Pleiku) mua 2 tạ dưa hấu chỉ với… 30 ngàn đ (150 đ/kg dưa hấu), sau đó chở ra trang trại, chặt nhỏ ném cho cá, cho gà ăn.
Bà Ngô Thị Loan có sạp dưa hấu ở chợ Thống Nhất từ nhiều năm nay, cho biết: Mọi năm, bà mua dưa từ vườn, chở về đây bán. Năm nay cũng vậy, bà chở dưa vượt hàng trăm cây số về đây, nhưng giá bán chỉ bằng nửa giá mua ở vườn. Chờ thêm để giá lên cao nhưng vài ngày sau, dưa chín dần, sợ thối nên đành bán tháo hòng thu lại chút tiền thuê xe.
Có thể bạn quan tâm

Dạo tháng ba khi đi viết bài về vùng rừng thông giáp ranh giữa Quảng Bình và Quảng Trị, xe chúng tôi đã phải chạy mỏi... bánh trên vùng đất này. Trong bát ngát bao la của đất, rừng chúng tôi đã nói về những lợi thế để phát triển chăn nuôi ở đây. Và một ngày cuối thu, giữa hai cơn bão chúng tôi lại về vùng đất phía nam tỉnh, tất nhiên không phải để nói lại về rừng thông mà là chuyện những đàn bò...

Sau thời gian dài bị tuột dốc, cuối tháng 10 và đầu tháng 11 này ở An Giang, giá heo hơi quay về mức 45.000 đ/kg, có lúc từ 47.000 đến 50.000đ/kg và dự đoán khả năng sẽ còn tăng thêm. Đây là sự kích thích người chăn nuôi tiếp tục đầu tư, phục hồi đàn heo, chăm sóc quyết liệt giai đoạn cuối năm và chuẩn bị cho Tết sắp tới.

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.