Chè Chính Phú Đạt Tiêu Chuẩn VietGap

Trung tâm Kiểm định chất lượng giống và Vật tư hàng hóa nông nghiệp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa trao Giấy chứng nhận VietGap cho Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú, xã Phú Xuyên (Đại Từ - Thái Nguyên).
Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Chính Phú có 49 hộ dân của 3 xóm Chính Phú 1, 2, 3 tham gia với tổng diện tích 11,35ha; sản lượng chè búp tươi đạt 147,55 tấn/năm, sản lượng chè búp khô đạt 29,51 tấn/năm.
Tổ hợp tác được thành lập từ tháng 10-2011, quá trình triển khai thực hiện mô hình sản xuất chè an toàn theo quy trình VietGAP, phương thức sản xuất của các hộ dân đã thay đổi rõ rệt về ý thức trong sản xuất, các hộ đã chuyển từ bón phân hóa học sang bón phân chuồng hoai mục, sử dụng các loại phân vi sinh để cải tạo đất; phun các loại thuốc BVTV nằm trong danh mục cho phép nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường và chất lượng chè; nhà xưởng, khu chế biến chè sạch sẽ, vệ sinh… Nhờ đó đã góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho sản phẩm chè của địa phương, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Ngay tại bàn trái cây phục vụ diễn đàn “Tiêu thụ hàng nông sản trong bối cảnh hội nhập, kinh nghiệm từ ĐBSCL” do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại Cần Thơ trong hai ngày 1 - 2.10, ngoài dưa hấu còn có bòn bon Thái Lan.

Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết ông Lê Văn Nưng, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang chấp thuận đề xuất của sở này về việc quản lý, ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển cây thốt nốt là loại cây đặc thù ở vùng Thất Sơn tập trung tại 2 huyện miền vùng núi Tri Tôn, Tịnh Biên.

Càng về những tháng cuối năm, các loại trái cây, rau xanh và nhiều loại nông sản thực phẩm từ Trung Quốc, Thái Lan lại càng dội vào thị trường nội địa…

Nông dân Việt Nam đang phải đối mặt với muôn vàn rủi ro. Nào an ninh nông thôn, nào phí chồng phí, nào nạn “cường hào mới”... Ngoài điệp khúc “được mùa, mất giá” cứ lặp đi lặp lại trêu ngươi; còn có thêm “trường ca” bi ai là “chặt - trồng, trồng - chặt” ám ảnh.

Trải qua hai thập kỷ phát triển, tính đến năm 2014, cây trồng chuyển gen đã chiếm 12,9% diện tích đất trồng trọt trên thế giới, theo ISAAA (Dịch vụ quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp).