Dưa Hấu Cho... Cá Ăn

Chưa năm nào, người trồng dưa hấu ở hai tỉnh Bắc Tây Nguyên (Gia Lai và Kon Tum) lại khó khăn như năm nay: Dưa hấu được mùa nhưng giá rớt thê thảm.
Tại tỉnh Kon Tum, trên quốc lộ 14 đoạn từ cầu Diên Bình (huyện Đăk Tô) lên các huyện Ngọc Hồi, Sa Thầy, nhiều đoạn đường thấy dưa hấu chất từng đống to hai bên đường.
Nông dân Đinh Văn Luông có đống dưa hấu to sụ ngay bên cầu Diên Bình, ngán ngẩm: “Mọi năm, dưa trồng ra đem đi bán ở các chợ đầu mối, có năm thương lái đến mua tận vườn, thậm chí họ đặt tiền trước từ khi dưa còn non. Gia đình chỉ để lại một ít bán ở đây, vừa bán phục vụ cho khách đi đường, được giá cao, vừa ngồi cho…vui.
Vậy mà năm nay, thương lái cũng đến vườn, nhưng chỉ ra giá bằng giá thành sản xuất”. Cứ nghĩ để chờ thêm thời gian, may ra dưa lên giá, nào ngờ càng chờ càng xuống, gia đình ông Luông cũng như nhiều hộ trồng dưa khác ở đây đành bán đổ bán tháo, mong vớt vát được chút ít tiền của, công sức bỏ ra.
Ông Hùng (tổ 13, phường Thống Nhất, TP.Pleiku, Gia Lai) có trang trại nuôi cá, nuôi gà ở phường Thống Nhất. Ông Hùng… vui vẻ khi mà mỗi sáng, ông ra chợ Thống Nhất (TP.Pleiku) mua 2 tạ dưa hấu chỉ với… 30 ngàn đ (150 đ/kg dưa hấu), sau đó chở ra trang trại, chặt nhỏ ném cho cá, cho gà ăn.
Bà Ngô Thị Loan có sạp dưa hấu ở chợ Thống Nhất từ nhiều năm nay, cho biết: Mọi năm, bà mua dưa từ vườn, chở về đây bán. Năm nay cũng vậy, bà chở dưa vượt hàng trăm cây số về đây, nhưng giá bán chỉ bằng nửa giá mua ở vườn. Chờ thêm để giá lên cao nhưng vài ngày sau, dưa chín dần, sợ thối nên đành bán tháo hòng thu lại chút tiền thuê xe.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây giá khoai lang xuất khẩu ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, TP Cần Thơ… liên tục giảm khiến hàng loạt hộ bị lỗ.

Những năm qua, nhờ phát triển diện tích cây màu mà đời sống của người dân xã Hồng Minh (Hưng Hà - Thái Bình) được nâng lên rõ rệt. Trong đó, phải kể đến những giá trị và hiệu quả mà cây đậu tương mang lại cho vùng đất này.

Vừa bước vào niên vụ mía 2015 - 2016, trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) đã có 150ha mía bị bệnh trắng lá. Người trồng mía đang lo ngại nếu trời mưa xuống khả năng bệnh trắng lá mía sẽ bùng phát trở lại.

Vụ Hè Thu 2015, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định và Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát, nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) tiếp tục thực hiện mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn sản xuất đậu phụng với hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi gắn với bao tiêu sản phẩm, diện tích 30 ha, bằng giống đậu L14; Công ty TNHH Công nghệ thực phẩm Tất Thắng (ở tỉnh Đắk Nông) ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đối chứng giữa nông dân thực hiện mô hình “Cánh đồng lớn” và nông dân sản xuất theo tập quán thông thường, tính trung bình qua 3 vụ sản xuất, nông dân tham gia mô hình “Cánh đồng lớn” giảm 11,2% chi phí phân bón; giảm gần 10% chi phí canh tác (làm đất, bơm nước, giặm lúa, thu hoạch) và giảm 5,9% tổng chi phí nên tổng thu nhập tăng 8,2%, lợi nhuận tăng 35,2%.