Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm

Dưa chuột lông có tên khoa học là Cucumis Dipsaceus. Nhìn xa trông chúng giống như những trái chôm chôm, thậm chí có một số người còn cho rằng, trông chúng thực sự giống những con nhím đang xù lông.
Là một trong những giống dưa chuột hiếm ở Nam Phi, dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Đặc biệt khác với các loại dưa chuột thông thường khác, lá của loài dưa chuột đặc biệt này được các bà nội trợ ở Nam Phi biết đến như một loại rau xanh thông dụng. Khi ăn lá của chúng có mùi vị giống như ăn rau chân vịt.
Cũng giống như các giống dưa chuột khác, dưa chuột lông cũng là cây thân leo, cây có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3 mét.
Quả dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus khi chưa chín có màu xanh và chuyển vàng khi đã chín.
Không chỉ dùng để làm cảnh mà dưa chuột lông cũng có thể dùng làm thức ăn như một loại rau kẹp vào bánh mỳ hoặc dùng để ướp dưa chuột muối. Ngoài ra, nước ép của chúng được dùng để thoa lên tóc nhằm ngăn ngừa rụng tóc.
Thứ trái cây dài lông này có chiều dài khoảng 3-5cm và đường kính khoảng 2,4cm.
Khí hậu ấm, ẩm và nhiều nắng rất thích hợp cho việc trồng cây dưa chuột lông. Khá "dễ tính" khi trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, chúng được đánh giá là loại thân leo không cầu kỳ về điều kiện đất trồng.
Khi trồng dưa chuột Cucumis Dipsaceus, bạn nên thường xuyên thu hoạch chúng khi trái đã chín để chúng có thể ra quả được nhiều vụ trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Đinh Ba (SN 1960) ngụ ấp Chiến Thắng, xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng là một trong những gia đình vượt khó làm kinh tế giỏi tiêu biểu của huyện Tân Hồng.

Sau nhiều lần mất trắng vốn vì tôm bị dịch bệnh, anh Phan Thanh Thánh ở Bình Định đã tìm tòi, đầu tư bể lọc nước sạch làm từ san hô, than hoạt tính, cát sạch để nuôi tôm trên cát, thu lãi gần tỷ đồng một năm.

Đường dây nóng của Báo Quảng Nam vừa nhận thông tin phản ánh của một người dân về việc UBND xã Điện Tiến cho phép tư nhân khai thác tận thu nguồn đất tại các cánh đồng thuộc thôn 1 Châu Bí làm ảnh hưởng đến tầng đất canh tác lúa. Thực hư của vấn đề này ra sao?

Nhiều người cho rằng, nuôi ong là một nghề rất thú vị nhưng chỉ thích hợp ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có không gian rộng và nhiều cây cối. Điều này chưa hẳn đúng, minh chứng là ngay ở phường Tích Lương (T.P Thái Nguyên) hiện đang có nhiều mô hình đầu tư nuôi ong lấy mật đạt hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2015, Trạm Khuyến nông huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) triển khai mô hình chăn nuôi dê sinh sản tại 2 xã Bình Sơn và Phước Sơn, gồm 10 hộ nông dân tham gia.