Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm

Dưa chuột lông có tên khoa học là Cucumis Dipsaceus. Nhìn xa trông chúng giống như những trái chôm chôm, thậm chí có một số người còn cho rằng, trông chúng thực sự giống những con nhím đang xù lông.
Là một trong những giống dưa chuột hiếm ở Nam Phi, dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Đặc biệt khác với các loại dưa chuột thông thường khác, lá của loài dưa chuột đặc biệt này được các bà nội trợ ở Nam Phi biết đến như một loại rau xanh thông dụng. Khi ăn lá của chúng có mùi vị giống như ăn rau chân vịt.
Cũng giống như các giống dưa chuột khác, dưa chuột lông cũng là cây thân leo, cây có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3 mét.
Quả dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus khi chưa chín có màu xanh và chuyển vàng khi đã chín.
Không chỉ dùng để làm cảnh mà dưa chuột lông cũng có thể dùng làm thức ăn như một loại rau kẹp vào bánh mỳ hoặc dùng để ướp dưa chuột muối. Ngoài ra, nước ép của chúng được dùng để thoa lên tóc nhằm ngăn ngừa rụng tóc.
Thứ trái cây dài lông này có chiều dài khoảng 3-5cm và đường kính khoảng 2,4cm.
Khí hậu ấm, ẩm và nhiều nắng rất thích hợp cho việc trồng cây dưa chuột lông. Khá "dễ tính" khi trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, chúng được đánh giá là loại thân leo không cầu kỳ về điều kiện đất trồng.
Khi trồng dưa chuột Cucumis Dipsaceus, bạn nên thường xuyên thu hoạch chúng khi trái đã chín để chúng có thể ra quả được nhiều vụ trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 12/11, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát đã ký quyết định ngừng nhập lúa mì từ Ucraina do bị nhiễm mọt thóc, là đối tượng kiểm dịch nguy hiểm. Quyết định này có hiệu lực sau 60 ngày, kể từ ngày ký.

Ngành thủy sản và gạo nếu được cơ cấu lại sản xuất theo chuỗi chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu thì cơ hội tốt khi xuất khẩu.

Không chỉ thương lái, nhân viên tiếp thị của một số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng bán thêm chất cấm cho người chăn nuôi để kiếm lời bất chính.

Thông tin mới nhất từ Hiệp hội Thủy sản Mỹ cho thấy tiêu thụ tôm trên đầu người ở nước này đang tăng.

Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, năm nay do thị trường Nhật Bản vừa mới mở cửa cho mặt hàng xoài Cát Chu của Việt Nam nên số lượng xuất khẩu chưa nhiều nhưng sang năm tới dự kiến sẽ có đột phá về xuất khẩu mặt hàng này.