Dưa chuột lông hiếm hoi thoạt nhìn ngỡ chôm chôm

Dưa chuột lông có tên khoa học là Cucumis Dipsaceus. Nhìn xa trông chúng giống như những trái chôm chôm, thậm chí có một số người còn cho rằng, trông chúng thực sự giống những con nhím đang xù lông.
Là một trong những giống dưa chuột hiếm ở Nam Phi, dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus được dùng chủ yếu để làm cảnh.
Đặc biệt khác với các loại dưa chuột thông thường khác, lá của loài dưa chuột đặc biệt này được các bà nội trợ ở Nam Phi biết đến như một loại rau xanh thông dụng. Khi ăn lá của chúng có mùi vị giống như ăn rau chân vịt.
Cũng giống như các giống dưa chuột khác, dưa chuột lông cũng là cây thân leo, cây có thể phát triển tới chiều dài khoảng 3 mét.
Quả dưa chuột lông Cucumis Dipsaceus khi chưa chín có màu xanh và chuyển vàng khi đã chín.
Không chỉ dùng để làm cảnh mà dưa chuột lông cũng có thể dùng làm thức ăn như một loại rau kẹp vào bánh mỳ hoặc dùng để ướp dưa chuột muối. Ngoài ra, nước ép của chúng được dùng để thoa lên tóc nhằm ngăn ngừa rụng tóc.
Thứ trái cây dài lông này có chiều dài khoảng 3-5cm và đường kính khoảng 2,4cm.
Khí hậu ấm, ẩm và nhiều nắng rất thích hợp cho việc trồng cây dưa chuột lông. Khá "dễ tính" khi trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, chúng được đánh giá là loại thân leo không cầu kỳ về điều kiện đất trồng.
Khi trồng dưa chuột Cucumis Dipsaceus, bạn nên thường xuyên thu hoạch chúng khi trái đã chín để chúng có thể ra quả được nhiều vụ trong năm.
Có thể bạn quan tâm

Sau hơn một năm triển khai thực hiện, Dự án Phát triển chăn nuôi bò sữa tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2013 – 2020 đã bắt đầu bộc lộ những khó khăn nhất định. Sự kỳ vọng về giảm nghèo bền vững từ nghề nuôi bò sữa vì thế cũng khó đạt được như mong đợi.

Trước những khó khăn của ngành chăn nuôi trong cả nước, đặc biệt là thời gian tới khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) chính thức có hiệu lực thì nhiều sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm nhập của các nước có thuế bằng 0% sẽ ồ ạt vào thị trường Việt Nam, sẽ tác động mạnh vào ngành chăn nuôi trong nước, Bộ NN&PTNT đang chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi với mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh. Tuy nhiên, việc triển khai ở một số địa phương còn nhiều bất cập…

Theo đánh giá của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Bình Thuận chưa xảy ra dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc và bệnh tai xanh trên heo. Hiện tại, ngành đang tập trung chỉ đạo chặt chẽ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên đàn gia súc, gia cầm…

Sáng ngày (3/8), Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam: Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”.

Cách đây 5 năm, người dân vùng ven biển Quảng Nam chọn nuôi đà điểu để xóa đói giảm nghèo. Nhưng thời gian gần đây người dân không còn mặn mà với mô hình này bởi khó tìm đầu ra.