Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận)

Đến Phú Quý, du khách khó lòng cưỡng lại ham muốn bước chân lên những lồng bè nuôi hải sản trên biển thuộc phạm vi thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Nơi đây tập trung hơn 100 lồng bè, nuôi nhiều hải sản giá trị kinh tế cao. Chừng 3 năm trở lại đây, nắm được nhu cầu của người tham quan, một số chủ lồng bè đã sẵn sàng đáp ứng các bữa ăn được chế biến từ hải sản nuôi trong lồng bè, với mức giá vừa phải.
Lồng bè của anh Bùi Văn Khánh nằm trong số đó. Chỉ mất 5 - 7 phút sau khi lên thuyền nhỏ, chúng tôi đến được lồng bè của anh cách xa bờ khoảng vài trăm mét nước. Anh cho biết: Mỗi tháng, những người nuôi cá lồng bè như anh đón từ 10 - 15 đoàn khách, lễ lạt thì đông hơn… Mỗi bè có sức chứa bình quân khoảng 12 người. Đa số khách đều muốn thưởng thức nhiều loại hải sản, mỗi thứ một ít nên mỗi lồng bè đều cố gắng nuôi nhiều thứ, từ cua mặt trăng - cua mặt quỷ - cua huỳnh đế đến cá mú - cá chình…
Thưởng thức hải sản sạch, tươi ròng ngay trên biển đó là ấn tượng khó quên trong lòng du khách, chính vì vậy du lịch lồng bè ở Phú Quý hứa hẹn sẽ phát triển, nếu như địa phương khéo tổ chức, quảng bá.
Có thể bạn quan tâm

Sau một vụ nuôi thất bại, đến nay, nuôi ốc bươu đen đã mang lại cho anh Hảo thu nhập ổn định. Đây cũng là loài dễ nuôi, chi phí thấp, tiêu thụ dễ...

Ruồi vàng là kẻ thù khó xử lý trong trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, kẻ thu này đã có cách trị bằng nhà lưới, kết hợp với nuôi ong thụ phấn.

Chàng trai cử nhân xây dựng Tống Trường Giang (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã trụ lại với nghề nuôi ếch, mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng.

Đến với xã biên giới Phước Chỉ, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, khi hỏi về trang trại cà cuống của chị Nguyễn Thị Lan, gần như bà con nơi đây ai cũng biết đến

Bằng đam mê và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Chung Thị Mỹ Phương (25 tuổi, ngụ xã Vĩnh Xuân, H.Trà Ôn, Vĩnh Long) khởi nghiệp bằng mô hình nuôi lươn không bùn