Du lịch lồng bè ở Phú Quý (Bình Thuận)

Đến Phú Quý, du khách khó lòng cưỡng lại ham muốn bước chân lên những lồng bè nuôi hải sản trên biển thuộc phạm vi thôn Triều Dương, xã Tam Thanh. Nơi đây tập trung hơn 100 lồng bè, nuôi nhiều hải sản giá trị kinh tế cao. Chừng 3 năm trở lại đây, nắm được nhu cầu của người tham quan, một số chủ lồng bè đã sẵn sàng đáp ứng các bữa ăn được chế biến từ hải sản nuôi trong lồng bè, với mức giá vừa phải.
Lồng bè của anh Bùi Văn Khánh nằm trong số đó. Chỉ mất 5 - 7 phút sau khi lên thuyền nhỏ, chúng tôi đến được lồng bè của anh cách xa bờ khoảng vài trăm mét nước. Anh cho biết: Mỗi tháng, những người nuôi cá lồng bè như anh đón từ 10 - 15 đoàn khách, lễ lạt thì đông hơn… Mỗi bè có sức chứa bình quân khoảng 12 người. Đa số khách đều muốn thưởng thức nhiều loại hải sản, mỗi thứ một ít nên mỗi lồng bè đều cố gắng nuôi nhiều thứ, từ cua mặt trăng - cua mặt quỷ - cua huỳnh đế đến cá mú - cá chình…
Thưởng thức hải sản sạch, tươi ròng ngay trên biển đó là ấn tượng khó quên trong lòng du khách, chính vì vậy du lịch lồng bè ở Phú Quý hứa hẹn sẽ phát triển, nếu như địa phương khéo tổ chức, quảng bá.
Có thể bạn quan tâm

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Xã Vũ Hòa (Kiến Xương) triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu từ vụ xuân năm 2012 với tổng diện tích 50 ha. Sau 2 năm thực hiện, cánh đồng mẫu ở Vũ Hòa đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Nhận thấy, vào mùa lũ các loại rau, củ, quả thường có giá khá cao nên những năm gần đây, khi bắt đầu vụ tôm càng xanh mùa lũ, hàng trăm hộ dân ở huyện Lấp Vò đã tận dụng diện tích đất bờ bao nuôi tôm, để trồng các loại rau màu ngắn ngày như bầu, bí đỏ, khổ qua, dưa hấu, đậu bắp, cà tím...

Cụ thể là ổ dịch tại 2 hộ chăn nuôi vịt với gần 3.000 con từ 12 - 14 ngày tuổi ở thôn Xuân Mỵ, xã Trung Hải, huyện Gio Linh và thôn Đồng Nhơn Nam, xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi.

Theo đó Hội đồng An toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết luận sản phẩm ngô biến đổi gene an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.