Dự Án Sản Xuất Cây Giống Lâm Nghiệp Công Nghệ Cao Tại Quảng Ngãi Có Nhiều Triển Vọng

Đó là đánh giá của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Trường Thọ sau khi tham quan Cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp của doanh nghiệp tư nhân Tài Nguyên và nghe doanh nghiệp này báo cáo về Dự án đầu tư cơ sở sản xuất cây giống lâm nghiệp công nghệ cao tại xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa vào ngày 5.8.
Dự án được triển khai với diện tích đất xây dựng 30.000m2, công suất dự kiến 9 triệu cây giống/năm, với tổng vốn đầu tư hơn 7,8 tỷ đồng. Dự án này khởi công xây dựng trong quý 3 năm 2014, đến quý 1 năm 2015 hoàn thành và đưa vào hoạt động.
Đây là dự án sản xuất giống cây lâm nghiệp công nghệ cao chủ yếu bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây giống được sản xuất theo công nghệ bầu treo.
Theo đó, các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng được kiểm soát tự động; đảm bảo cây giống phát triển tốt nhất. Bước đầu sản xuất hai loại giống cây chính đó là keo và bạch đàn với nhiều dòng có nguồn gốc khác nhau như các giống keo lai tự nhiên, keo lai nhân tạo. Ngoài ra, dự án còn nghiên cứu, sản xuất một số cây dược liệu quý như: Sâm Ngọc Linh, Ba Kích, hoa phong lan, hoa đồng tiền, quế Trà Bồng…
Mục tiêu của Dự án là nâng cao chất lượng giống cây lâm nghiệp nhằm đưa năng suất rừng trồng từ 20 tấn/ha/năm lên 30 tấn/ha/năm và giảm chu kỳ sản xuất chỉ còn 4-5 năm.
Có thể bạn quan tâm

Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.

Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.

Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).

Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.

Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).