Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.
Để đảm bảo người dân trong vùng dự án có được giống bò tốt, Hội Nông dân xã Phong Thạnh và Tân Phong đã chủ động đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang… để tìm hiểu kỹ con giống rồi về giới thiệu với những hộ được vay vốn nuôi bò. Nhờ cách làm này mà đàn bò trong vùng dự án ít xảy ra dịch bệnh và phát triển rất tốt.
Ông Nguyễn Xuân Tươi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Giá Rai cho biết: “Trước khi triển khai nguồn vốn để thực hiện dự án, Hội Nông dân huyện đã thành lập đoàn xuống cơ sở khảo sát xem có phù hợp để thực hiện dự án hay không.
Cùng với đó, Hội phân công cán bộ phụ trách tìm nguồn bò giống để hướng dẫn bà con mua, tránh tình trạng nguồn giống không rõ ràng, gây thiệt hại cho người nuôi. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương với 650 triệu đồng, mỗi hộ trong vùng dự án được vay vốn mua từ 1 hoặc 2 con (giá từ 13 - 14 triệu đồng/con bò giống). Sau 2 năm thả nuôi đến khi xuất bán, mỗi hộ thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng/con bò”.
Lúc đầu dự án triển khai nuôi bò thịt, thế nhưng nhiều hộ nuôi đã nhận ra lợi nhuận từ việc cung cấp bò giống cao hơn nhiều so với việc bán bò thịt. Khi đến kỳ hạn hoàn vốn, nhiều hộ không bán bò mà xuất tiền gia đình trả lại cho Hội Nông dân để tiếp tục phát triển mô hình nuôi bò giống. Nhờ vậy, nguồn vốn được thu hồi rất nhanh và tạo điều kiện tái đầu tư cho những hộ nông dân khác.
Ông Nguyễn Văn Hiểu (ấp 19, xã Phong Thạnh) chia sẻ: “Gia đình tôi rất phấn khởi khi được hỗ trợ vay vốn mua 2 con bò giống. Lúc trước tôi nuôi cá sấu, nhưng do giá cả bấp bênh nên thường bị thua lỗ. Bây giờ nuôi bò tôi thấy ổn định hơn, mà cũng không cực lắm. Tôi có nhiều thời gian làm những việc khác tăng thêm nguồn thu cho gia đình”.
Để dự án nuôi bò phát huy hiệu quả cũng như tránh những tổn thất cho người nuôi (vì vốn đầu tư ban đầu khá lớn), thời gian tới, các ngành chức năng cần mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi bò cho người nuôi…
Có thể bạn quan tâm

Sáng nay 30-3, Tổng Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược phát triển Thủy sản Việt Nam và triển khai đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản”.

Chuyện đã qua, nhưng hậu quả thì đến hôm nay vẫn chưa giải quyết được, mà trước hết là sự lúng túng trong việc hỗ trợ vốn để người dân tái đầu tư, gây dựng lại thương hiệu tu hài Vân Đồn...

Thôn Phước Thiện, xã Bình Hải (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) lâu nay người dân thường trồng cây phi lao (dương liễu). Tuy không đem lại giá trị kinh tế cao, những cánh rừng phi lao dọc bờ biển này có tác dụng chắn gió, chắn cát và giữ đất. Nhưng trước sức hút của con tôm, người dân đã chặt phá hết cây, thuê xe máy đào, máy ủi bạt rừng để lấy đất đào hồ nuôi tôm. Gia đình bà Trương Thị Vân trước đây làm nghề đi biển, nhưng thấy nuôi tôm có giá nên cũng thuê đất đào hồ tôm.

Nhằm góp phần bảo vệ & phát triển nguồn lợi thủy sản, nằm trong các hoạt động hướng tới kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành Thủy sản (1-4-1959 - 1-4-2014), vừa qua tại khu vực nuôi trồng thủy sản ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, Chi cục Thủy sản phối hợp với Hội Nghề cá tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) và chính quyền xã tổ chức thả 60 ngàn con tôm sú giống ra môi trường thiên nhiên.

Từ đầu năm đến nay, giá heo thịt, heo giống trên địa bàn tỉnh Bình Định tăng khá mạnh. Thời điểm này, giá heo hơi được các thương lái thu mua trên địa bàn thị xã An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát… dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, heo giống từ 68.000-75.000 đồng/kg.