Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 26/09/2014

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Để đảm bảo người dân trong vùng dự án có được giống bò tốt, Hội Nông dân xã Phong Thạnh và Tân Phong đã chủ động đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang… để tìm hiểu kỹ con giống rồi về giới thiệu với những hộ được vay vốn nuôi bò. Nhờ cách làm này mà đàn bò trong vùng dự án ít xảy ra dịch bệnh và phát triển rất tốt.

Ông Nguyễn Xuân Tươi, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Giá Rai cho biết: “Trước khi triển khai nguồn vốn để thực hiện dự án, Hội Nông dân huyện đã thành lập đoàn xuống cơ sở khảo sát xem có phù hợp để thực hiện dự án hay không.

Cùng với đó, Hội phân công cán bộ phụ trách tìm nguồn bò giống để hướng dẫn bà con mua, tránh tình trạng nguồn giống không rõ ràng, gây thiệt hại cho người nuôi. Từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương với 650 triệu đồng, mỗi hộ trong vùng dự án được vay vốn mua từ 1 hoặc 2 con (giá từ 13 - 14 triệu đồng/con bò giống). Sau 2 năm thả nuôi đến khi xuất bán, mỗi hộ thu lãi từ 10 - 12 triệu đồng/con bò”.

Lúc đầu dự án triển khai nuôi bò thịt, thế nhưng nhiều hộ nuôi đã nhận ra lợi nhuận từ việc cung cấp bò giống cao hơn nhiều so với việc bán bò thịt. Khi đến kỳ hạn hoàn vốn, nhiều hộ không bán bò mà xuất tiền gia đình trả lại cho Hội Nông dân để tiếp tục phát triển mô hình nuôi bò giống. Nhờ vậy, nguồn vốn được thu hồi rất nhanh và tạo điều kiện tái đầu tư cho những hộ nông dân khác.

Ông Nguyễn Văn Hiểu (ấp 19, xã Phong Thạnh) chia sẻ: “Gia đình tôi rất phấn khởi khi được hỗ trợ vay vốn mua 2 con bò giống. Lúc trước tôi nuôi cá sấu, nhưng do giá cả bấp bênh nên thường bị thua lỗ. Bây giờ nuôi bò tôi thấy ổn định hơn, mà cũng không cực lắm. Tôi có nhiều thời gian làm những việc khác tăng thêm nguồn thu cho gia đình”.

Để dự án nuôi bò phát huy hiệu quả cũng như tránh những tổn thất cho người nuôi (vì vốn đầu tư ban đầu khá lớn), thời gian tới, các ngành chức năng cần mở các lớp tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi bò cho người nuôi…


Có thể bạn quan tâm

Nữ thạc sỹ 9x làm nông nghiệp sạch Nữ thạc sỹ 9x làm nông nghiệp sạch

Nhận tấm bằng thạc sỹ nơi phố thị, cô gái trẻ Dương Thùy Lương đã trở về quê hương Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên để cùng bà con nông dân làm nông nghiệp sạch.

01/10/2020
Trồng nấm rơm sạch mỗi tháng lãi hàng chục triệu đồng tại Thái Nguyên Trồng nấm rơm sạch mỗi tháng lãi hàng chục triệu đồng tại Thái Nguyên

Sau khi bỏ nghề xây dựng, anh Nguyễn Văn Tuyến tại Thái Nguyên đã quyết định về nhà trồng nấm rơm sạch, mỗi tháng kiếm vài chục triệu nhẹ nhàng.

08/10/2020
Ấn tượng mô hình lúa - cá - vịt Ấn tượng mô hình lúa - cá - vịt

Cấy lúa Hà Phát 3 theo hướng hữu cơ kết hợp thả cá và chăn vịt, người nông dân đã cải thiện kinh tế đáng kể khi mỗi năm thu về 1 tỷ đồng.

09/10/2020
Tỷ phú nông dân trên đồng đất hoang Tỷ phú nông dân trên đồng đất hoang

Bàn tay chai sần vì khai khẩn đồng đất hoang hóa ở vùng đầm lắc. Sau gần 20 năm đội nắng, dầm mưa, ông mới có được cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng…

13/10/2020
Nông nghiệp công nghệ cao-nuôi ốc hương trong nhà, thu 10 tỷ mỗi năm tại Quảng Trị Nông nghiệp công nghệ cao-nuôi ốc hương trong nhà, thu 10 tỷ mỗi năm tại Quảng Trị

Sau gần 4 năm, đến nay anh đã thành công lớn với mô hình nuôi ốc hương thương phẩm và ốc hương giống, mỗi năm mang về cho anh nguồn lợi trên 10 tỷ đồng.

19/10/2020