Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy

Dự Án Nhãn Lồng Trên Giấy
Ngày đăng: 03/05/2012

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, từ năm 2007 đến nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã hai lần phê duyệt dự án "nhãn lồng" nhưng đến nay chưa được cấp kinh phí để triển khai. Và dự án vẫn nằm trên giấy...

Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, sản xuất rau, quả đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, nhãn là loài cây có diện tích lớn nhất trong các loại cây ăn quả của tỉnh, khoảng 3.000 ha, trồng nhiều ở các huyện Tiên Lữ, Kim Ðộng, Khoái Châu và TP Hưng Yên. Sản lượng nhãn quả trung bình hàng năm khoảng 25 nghìn tấn, năm được mùa sản lượng hơn 40 nghìn tấn, cho doanh thu hàng trăm tỷ đồng, chiếm khoảng 15% thu nhập từ sản xuất nông nghiệp và là nguồn thu nhập chủ yếu của nhiều hộ gia đình, nhất là ở vùng chuyên canh cây nhãn. Tuy nhiên, sản xuất nhãn hàng hóa ở Hưng Yên còn có nhiều hạn chế như: năng suất thấp, chất lượng không đồng đều, sản lượng không ổn định, công nghệ thu hoạch - bảo quản còn nhiều hạn chế, chưa được đầu tư tiếp cận thị trường một cách hợp lý...

Trước nhu cầu phát triển cây nhãn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên đã hai lần trình lên UBND tỉnh dự án "nhãn lồng" và đều được phê duyệt. Lần thứ nhất UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 820/ QÐ-UBND ngày 27-4-2007 phê duyệt dự án Xây dựng và Phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hóa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2007 - 2015; với tổng kinh phí hơn 82 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 9,5 tỷ đồng, vốn ngân sách Trung ương ba tỷ đồng, còn lại là vốn của địa phương, hộ nông dân... Nhưng không hiểu vì sao dự án này không được triển khai. Lần thứ hai UBND tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 2043/QÐ-UBND, ngày 8-12-2011 phê duyệt dự án "Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015"; với tổng kinh phí hơn 32 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh hơn 7,7 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hơn 1,2 tỷ đồng, hơn 23 tỷ đồng vốn hộ nông dân và nguồn khác. Nhưng rồi chờ mãi dự án vẫn "nằm trên giấy". Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Phóng khẳng định: Dự án "nhãn lồng" UBND tỉnh đã phê duyệt, có tính khả thi cao và đã được nhiều cấp, ngành tham gia ý kiến, thẩm định, tuy nhiên vẫn không được triển khai do chưa được cấp vốn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Thị Chải cho rằng, việc phân bổ vốn ngân sách sự nghiệp khoa học có vấn đề bởi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng kế hoạch vốn cho dự án này rất sớm, khi UBND tỉnh phê duyệt dự án "nhãn" Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 598/NN-TrTr gửi Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Hưng Yên đề nghị cấp kinh phí năm 2012 cho dự án duy trì hệ thống sản xuất giống lúa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2015, với số tiền hơn 3,9 tỷ đồng và dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015, với số tiền hơn 2,3 tỷ đồng nhưng chỉ được cấp tiền cho dự án "sản xuất giống lúa" với số tiền 3,7 tỷ đồng, còn dự án "nhãn" thì không được cấp kinh phí; trong khi đó có nhiều dự án, đề tài chưa cấp thiết, hiệu quả so với dự án "nhãn" lại được bố trí vốn?!

Trong thời kỳ phát triển và hội nhập kinh tế thế giới, việc khai thác, phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi vùng, của từng cây, từng con, sản xuất ra nông sản hàng hóa có thương hiệu, có giá trị cao, trong đó có sản phẩm của cây nhãn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Hưng Yên. Việc tỉnh Hưng Yên quan tâm, phê duyệt dự án Bảo tồn giống nhãn lồng đặc sản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm vùng chuyên canh nhãn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2012 - 2015 là hợp lý nhằm: Bảo tồn các giống nhãn đặc sản, có chất lượng quả ngon phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng. Nâng cao sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm của vùng chuyên canh nhãn có quy mô tập trung thông qua việc áp dụng tổng hợp các biện pháp; chọn giống, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc, biện pháp thu hoạch, các hoạt động thương mại sản phẩm... Tuy nhiên, việc dự án "nhãn lồng" ở Hưng Yên cho đến nay chưa được triển khai làm nhiều người dân băn khoăn, thắc mắc.

Có thể bạn quan tâm

Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam Tìm Đầu Ra Cho Yến Sào Hội An Ở Quảng Nam

Năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm yến sào Hội An bị “đóng băng” khiến ngân sách địa phương bị ảnh hưởng. Vì vậy, ngành chức năng TP.Hội An (Quảng Nam) đã và đang nỗ lực mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho loại đặc sản này.

13/04/2013
Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân Chuyển Giao Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cho Nông Dân

Năm 2012, Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức được 108 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi lươn, cá lóc, ếch Thái Lan... cho 2.160 hộ nghèo và cận nghèo; thực hiện 60 mô hình (31 mô hình nuôi lươn, 16 mô hình nuôi ếch, 13 mô hình nuôi cá lóc) tại thị xã Tân Châu và các huyện: Tịnh Biên, Phú Tân, Châu Phú, Chợ Mới và An Phú... đạt kết quả tốt.

16/06/2013
Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm Kết Quả Ban Đầu Về Mô Hình Mới Trong Nuôi Tôm

Trước thực trạng diễn ra của bệnh tôm, đặc biệt là hội chứng tôm chết sớm (viết tắt EMS hoặc AHPNS) chưa xác định tác nhân gây ra, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Ninh Thuận đã đề xuất người nuôi triển khai nuôi tôm theo mô hình mới. Gọi là mới vì mô hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật khác hẳn cách nuôi truyền thống và tuy chỉ là bước khởi động nhưng cho thấy dấu hiệu ban đầu đã kiểm soát được dịch bệnh, hạn chế 100% hiện tượng tôm chết trong tháng đầu do hội chứng EMS.

20/08/2012
Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng” Đồng Bằng Sông Cửu Long Nuôi Tôm “Cầm Chừng”

Giá tôm trên thị trường hiện nay tại ở các tỉnh ĐBSCL đang ở mức khá cao. Tôm sú 30 con/kg, giá bán từ 190.000 – 195.000 đồng/kg, tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, 85.000 - 90.000 đồng/kg, tăng hơn 10% so với cùng kỳ.

02/08/2013
Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật) Giới Thiệu Sơ Lượt Về Cá Koi (Cá Chép Nhật)

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

15/04/2013