Dự Án MAM (Hà Lan) Tổ Chức Công Nhận 741 Hộ Nuôi Tôm Rừng Ngập Mặn Đạt Chuẩn Tôm Sinh Thái

Ngày 8/12, tại Ban Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng Nhưng Miên, đại diện Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan đã công nhận 741 hộ nuôi tôm rừng ngập mặn huyện Ngọc Hiển (Cà Mau) đạt tiêu chí nuôi tôm sinh thái.
Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…
Từ đó năng suất và chất lượng tôm không ngừng được nâng lên, đồng thời giá bán cũng được các đơn vị thu mua ưu đãi. Hiện tại giá tôm sinh thái cao hơn thị trường khoảng 10%, được Tập đoàn Chế biến Thủy sản Minh Phú đứng ra tiêu thụ và trực tiếp chế biến xuất khẩu. Đây là mô hình được thực hiện theo sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, “Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông”.
Tại lễ công nhận, các đơn vị đã tiến hành quy ước và có cam kết chặt chẽ với nhau, nhằm duy trì và phát triển, tiếp tục nhân rộng mô hình, cả quy mô về diện tích, số hộ tham gia, đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn tôm sinh thái, để phát triển mô hình theo hướng bền vững.
Nguồn bài viết: http://ctvcamau.vn/tin-tuc/tin-trong-tinh/kinh-te/du-an-mam-ha-lan-to-chuc-cong-nhan-741-ho-nuoi-tom-rung-ngap-man-dat-chuan-tom-sinh-thai
Có thể bạn quan tâm

Phát triển chăn nuôi bò sữa là bước đột phá mới trong lĩnh vực nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và là một trong những đòn bẩy quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Theo nhận định của Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam và Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), gà thả vườn sẽ là sản phẩm chiếm ưu thế cạnh tranh mạnh mẽ với gà ngoại nhập trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới.

Năng động, nhạy bén trong nắm bắt khoa học - kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn sản xuất, hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hội viên nông dân xã An Xuyên, TP Cà Mau vươn lên thoát nghèo.

Vài năm gần đây, người dân xã Nhân Cơ (Đắk R’lấp, Đắk Nông) đã đưa cây sầu riêng vào trồng xen trong vườn cà phê và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cách đây ba tháng, rệp sáp bột hồng gây hại 337ha sắn, nay giảm xuống còn 200ha.