Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả

Dự án 10.000ha ca cao chưa đem lại hiệu quả
Ngày đăng: 24/06/2015

Diện tích giảm đến mức báo động

Dự án được triển khai năm 2007, diện tích trồng mới tăng qua từng năm. Năm 2007 trồng mới diện tích 1.141ha, năm 2008: 559ha, năm 2010: 2.286ha, năm 2011: 2.078ha, năm 2012: 1.678ha. Như vậy, tổng diện tích đến năm 2012 là 10.667ha. Tổng vốn đầu tư cũng khá lớn, trên 8,3 tỷ đồng, cùng với nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp hơn 3 tỷ đồng.

Từ cuối năm 2013 đến nay, mặc dù giá ca cao ổn định trở lại và ở mức khá cao nhưng việc đốn bỏ ca cao vẫn tiếp tục diễn ra. Theo thống kê cuối năm 2013, diện tích ca cao Bến Tre chỉ còn 5.211ha và đến cuối năm 2014, diện tích chỉ còn 2.792ha, đạt 17,6% diện tích so với Nghị quyết nhiệm kỳ 2011-2015 của tỉnh. Do vậy, cuối năm 2014, UBND tỉnh đã cho tạm ngưng dự án, không tiếp tục sử dụng vốn ngân sách để đầu tư, chỉ cho phép các tổ chức, doanh nghiệp chế biến ca cao hỗ trợ để nhà vườn chăm sóc có hiệu quả hơn.

Từ thực trạng trên, ngành Nông nghiệp đã giao Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư phối hợp với Helvetas, chính quyền, các đoàn thể địa phương, doanh nghiệp tổ chức triển khai các hoạt động chuyển giao kỹ thuật, liên kết hợp tác sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt UTZ và hỗ trợ nhà vườn tiêu thụ sản phẩm. Đã hình thành được 83 nhóm nông dân liên kết sản xuất ca cao chứng nhận dưới dạng câu lạc bộ (CLB), tổ hợp tác (THT) sản xuất với diện tích 1.100ha với hơn 1.400 nông hộ tham gia.

Trong đó, đã phát triển nâng cấp hoàn thiện tổ chức hoạt động 35 THT, góp phần tăng năng suất. Từ năm 2010 - 2014, dự án thực hiện 396 lớp tập huấn, 1.292 buổi sinh hoạt CLB với 40.421 lượt nông dân tham gia. Trong hợp tác với Helvetas, đã thực hiện 45 vườn mẫu tại 43 xã; tổ chức 31 lớp tập huấn cho 1.256 lượt nông dân tham gia; tổ chức 7 chuyến tham quan trong ngoài tỉnh cho nông dân, cán bộ, doanh nghiệp. Thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ, thường xuyên hơn nên năng suất các vườn ca cao chứng nhận UTZ tăng lên đáng kể. Năng suất bình quân năm 2013 đạt 2,1kg/cây, tăng lên 31% so với năm 2012; năm 2014 đạt 2,3kg/cây/năm, tăng 9,5% so với năm 2013.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục

Về khách quan, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu ý thức đầu tư thâm canh, năm 2013 mặn kéo dài nên một số nhà vườn trồng mới bị chết. Hầu hết các vườn ca cao bị đốn là do bị cạnh tranh của nhiều loại cây trồng khác như bưởi da xanh, cây ăn trái. Nông dân cho rằng, ca cao là cây trồng phụ nên thiếu chăm sóc và lựa chọn trồng xen vào các vườn dừa mật độ không hợp lý.

Về chủ quan, sự phối hợp thực hiện, kiểm tra của Ban điều hành dự án chưa đồng bộ, thiếu kịp thời như chậm triển khai, giao giống trễ vụ, một số nơi trồng không phù hợp, cây phát triển kém, hiệu quả thấp, một số lại chạy theo chỉ tiêu diện tích, công tác tuyên truyền dự án hiệu quả chưa cao. Chưa thật sự có sự chia sẻ, hỗ trợ của doanh nghiệp với nhà vườn khi giá xuống thấp.

Nhiều nông dân dù đã được tập huấn, hướng dẫn nhưng hầu như chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật, ít đầu tư, thiếu quan tâm chăm sóc, thiếu kiểm tra từ các cơ quan chức năng. Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo, giám sát phát hiện kịp thời tình hình, phân phối cây giống dàn trải, có nơi chỉ dựa vào số lượng giống đã nhận quy ra diện tích đã trồng và báo cáo số liệu mà chưa chú ý đến thiệt hại khác trong quá trình từ nhận giống đến trồng thực sự.

Hiện việc trồng ca cao xen trong vườn dừa đã có chuyển biến tích cực. Xét trên tổng thể lâu dài việc trồng xen vẫn là một hướng đi đúng, tích cực, có nhiều triển vọng nhằm nâng cao thu nhập, tạo giá trị tăng thêm trên vườn dừa, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Do vậy, để duy trì và phát triển cần có hướng đi chậm, chắc tại các địa phương. Kết hợp sản xuất đến liên kết “4 nhà” theo hướng xã hội hóa, các doanh nghiệp tham gia từ sản xuất, kinh doanh đến việc mở rộng diện tích trồng mới. Tiếp tục duy trì sản xuất ca cao chứng nhận. Đến năm 2020 tiếp tục duy trì và ổn định diện tích 3.171ha.


Có thể bạn quan tâm

Tây Ninh phạt 5 cơ sở dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn Tây Ninh phạt 5 cơ sở dùng chất tạo nạc trong chăn nuôi lợn

Từ tháng Tám đến nay, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh phối hợp với ngành thú y tỉnh kiểm tra 9 cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn, phát hiện 5 cơ sở có sử dụng chất cấm Salbutamol (chất tạo nạc).

26/09/2015
Gỡ bí xuất khẩu thịt, trứng Gỡ bí xuất khẩu thịt, trứng

Nhiều doanh nghiệp cho biết đã sẵn sàng xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nhưng hiện còn khá nhiều vướng mắc.

26/09/2015
Nông sản Thái có thể tràn vào, đánh bại nông sản Việt Nông sản Thái có thể tràn vào, đánh bại nông sản Việt

Nếu vẫn giữ tư duy sản xuất theo số lượng mà không coi trọng chất lượng, nông sản của VN sẽ không thể tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

26/09/2015
Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa

Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.

26/09/2015
Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn

Ngày 24/9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết VFA vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu gạo điều chỉnh mới.

26/09/2015