Đột Phá Từ Mô Hình Trồng Lúa VietGAP

Vụ đông xuân 2012 - 2013, huyện Hòa Bình thí điểm thành công mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP với diện tích 96ha của 120 hộ dân trên địa bàn xã Vĩnh Bình. Sau khi thí điểm thành công, mô hình này sẽ được nhân rộng trong vụ hè thu tới.
Ngày đầu áp dụng phương pháp sạ hàng, bà con ở xã Vĩnh Bình không khỏi lo ngại. Vì đây là lần đầu tiên bà con áp dụng phương pháp sạ mới. Theo kinh nghiệm của nông dân, muốn lúa trúng phải có mật độ dày để số lượng bông nhiều. Nhưng, số giống dùng cho sạ hàng lại thấp hơn 70kg/ha so với cách sạ truyền thống. Song, kết quả sau hơn 90 ngày canh tác, nông dân rất phấn khởi, năng suất đạt 6,2 tấn/ha. Trong khi ruộng sản xuất theo lối truyền thống chỉ cho năng suất từ 5,8 - 6 tấn/ha. Lợi nhuận từ mô hình VietGAP mang lại gần 9,7 triệu đồng/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình 3 triệu đồng.
Ông Huỳnh Minh Tiến (ấp Thanh Sơn, xã Vĩnh Bình) phấn khởi nói: “Đây là lần đầu tiên tôi làm ruộng ít chi phí mà lại cho năng suất cao. Vụ này, ruộng nhà tôi trúng đậm, hơn 6 tấn/ha, trong khi chi phí lại ít hơn rất nhiều. Nhờ áp dụng phương pháp tưới nước ngập - khô xen kẽ, nên chi phí bơm tát nước giảm 50%”.
Mô hình VietGAP không chỉ giảm bớt chi phí, tăng năng suất cho nông dân, giải quyết được nỗi lo chung về bài toán giá lúa, mà giống lúa được chọn canh tác trong mô hình đều là giống chất lượng cao. Quan trọng hơn là mô hình này có thể sử dụng phân bón sinh học thay thế phân hóa học nên đảm bảo an toàn cho môi trường.
Thành công từ mô hình trồng lúa theo hướng VietGAP ở xã Vĩnh Bình sẽ được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện nhằm mang lại lợi nhuận cho nông dân và nâng cao giá trị lúa gạo trên trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm được chỉ ra là do Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu gạo theo hình thức qua biên giới, tăng cường nhập khẩu theo đường chính thức từ nhiều nguồn cung cấp với giá thấp của một số thị trường.

Song chuột là một loài cá biển có chất lượng thịt ngon, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, thích ứng tốt với các điều kiện môi trường và có giá bán cao trên thị trường.

(Dân Việt) Sau Quảng Ngãi, gần đây tại Quảng Nam, các đại lý trên địa bàn đổ xô về các khu vực nông thôn, miền núi lùng sục mua cau bán sang Trung Quốc với giá cao chưa từng có 20.000 đồng/kg.

Tranh thủ thời tiết nắng ráo, bà con nên nhanh chóng thu hoạch những trà lúa chín trên 85%

Áp lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam không chỉ là vấn đề giá, chất lượng, mà là duy trì uy tín, lòng tin của thị trường thế giới.