Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đột Phá Bằng Sen - Cá

Đột Phá Bằng Sen - Cá
Ngày đăng: 11/07/2012

Mặc dù có đến 3,5ha ruộng lúa nhưng những năm trước gia đình ông Hồ Văn Thăng ở thôn Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế vẫn rất khó khăn. Theo ông Thăng, nguyên nhân bởi toàn bộ diện tích ruộng này đều bạc màu, sản xuất không hiệu quả. Nhưng từ năm 2006 đến nay, sau khi chuyển đổi số ruộng trên sang trồng sen kết hợp nuôi cá, kinh tế gia đình ông lên như diều gặp gió.

Ông Thăng cho biết, hàng năm, cứ đầu tháng 2 dương lịch, ông vào Đà Nẵng mua 1.500 giống sen với giá 18 triệu đồng để trồng trên 3,5ha đất ruộng. Bên cạnh đó, ông tận dụng mặt nước nơi trồng sen thả nuôi 10 vạn con cá các loại. Chỉ sau hơn 3 tháng chăm sóc, diện tích sen của gia đình đã cho thu hoạch. Vụ sen năm nay, với giá 1kg hạt sen tươi khoảng 30.000 đồng, thì mỗi ha sen, gia đình ông lãi ròng trên 50 triệu đồng.

Sau khi thu hoạch sen xong, gia đình ông sẽ bắt tay vào thu hoạch khoảng 35 vạn con cá các loại. Theo tính toán của ông Thăng, năm nay, gia đình ông sẽ lãi ròng từ 250-300 triệu đồng từ mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá này. "Trồng sen kết hợp nuôi cá, tiền đầu tư và công sức bỏ ra không nhiều nhưng lại cho thu nhập cao. Mô hình này đã tạo nên một bước ngoặt trong làm ăn và thu nhập của gia đình tui" - ông Thăng chia sẻ.

Không chỉ gia đình ông Thăng, trên địa bàn xã Phong An hiện có 16 hộ tận dụng các ao, hồ, đầm, bàu và chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá, nuôi vịt. Tất cả những hộ này đều thu nhập cao và ổn định.

Ông Nguyễn Đôn - Phó Chủ tịch UBND xã Phong An cho biết, mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá trên địa bàn xã đưa lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và các cây trồng, vật nuôi khác."Chúng tôi đang khuyến khích bà con mạnh dạn chuyển những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá. Mô hình này thực sự là đòn bẩy để nông dân trên địa bàn vươn lên làm giàu" - ông Đôn phấn khởi.

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá đã và đang đưa lại thu nhập cao cho nhiều hộ ở huyện Phong Điền. Nhiều hộ lãi ròng 250-300 triệu đồng mỗi năm từ mô hình này.

Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục Ông Trần Văn Cang Làm Giàu Nhờ Trồng Dừa Xiêm Lục

Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.

06/09/2014
Tìm Tìm "Chỗ Đứng" Cho Kinh Tế Rừng

Các địa phương miền núi xác định phát triển kinh tế rừng đóng vai trò then chốt, tạo ra đòn bẩy để giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, dấu ấn phát triển kinh tế rừng vẫn chưa tương xứng với nguồn lực đất đai và bộc lộ một số bất lợi cần khắc phục.

04/09/2014
Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối Ngành Đường Cần Minh Bạch Khâu Phân Phối

Nhà máy sản xuất kêu khó khăn, lỗ; các siêu thị, cửa hàng bán lẻ kêu lãi không đáng kể; trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn phải mua giá cao hơn nhiều nước trong khu vực, vậy vấn đề nằm ở đâu?

06/09/2014
Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại Trên 7.300ha Lúa Nhiễm Các Loại Sâu Bệnh Hại

Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy được trên 39 nghìn ha lúa, trong đó diện tích lúa mùa sớm chiếm khoảng 60%. Hiện nay, lúa mùa sớm đang trong giai đoạn chín sữa - chín sáp, lúa mùa trung giai đoạn làm đòng- trỗ bông, lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh.

04/09/2014
Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông Phát Triển Đàn Bò Lai Ở Văn Luông

Khoảng 5 năm trở lại đây, việc chăn nuôi bò ở xã Văn Luông, huyện Tân Sơn có bước phát triển nhảy vọt, nhất là số lượng bò lai Sind. Từ năm 2009 trở về trước, tổng đàn bò của xã hàng năm chỉ ở mức trên dưới 300 con, chủ yếu là giống bò vàng, thấp bé, lượng thịt ít.

06/09/2014