Đồng Tháp thử nghiệm thành công 5 giống lúa tại huyện biên giới
Buổi hội thảo có sự tham gia của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, đại diện ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, TX.Hồng Ngự. Tham dự hội thảo, các đại biểu đi khảo sát thực tế mô hình trình diễn 21 giống lúa trên ruộng của ông Huỳnh Văn Mẫm (ấp Trung, xã Thường Thới Tiền).
Qua lấy phiếu đánh giá, các đại biểu chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao thử nghiệm thành công gồm: OM-189, DTS-4, OM-5451, OM-380 và OM-9584.
Qua hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Giỏi - Viện lúa ĐBSCL ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu và người dân để làm cơ sở cho Viện lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu phát huy tính nổi bật của từng loại giống và khắc phục những nhược điểm cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Từ đó, đưa các giống lúa thành công vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng, hướng đến liên kết tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa hè thu chính vụ ở khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang bắt đầu xuống giống, song trước áp lực thời tiết, giá cả khiến nông dân phập phồng, lo lắng...

Hơn nửa tháng nay, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng mạnh trở lại với mức giá 29.000 - 30.000 đồng/kg nên nhiều bà con nuôi cá bè dự định thả giống trở lại để tiếp tục tái sản xuất. Tuy nhiên, ngành chức năng Tiền Giang khuyến cáo bà con không nên thả giống đồng loạt vào thời điểm này để hạn chế thiệt hại, gia tăng hiệu quả nuôi.

Một trong hàng chục nông dân nuôi dê có hiệu quả kinh tế cao ở xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa phải kể đến ông Quách Ngọc Điền, ở thôn Xuân Tiến. Năm 2006, ông mua 5 cặp dê giống về nuôi.

Ngành chăn nuôi tỉnh ta trong nhiều năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung kết quả đạt được khá khả quan.

Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ tổ chức Hội thảo “Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GAP”. Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, với trình độ thâm canh cao và khả năng ứng dụng các giải pháp tiên tiến vào quá trình sản xuất như: IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm”… nông dân ĐBSCL hoàn toàn có đủ khả năng tiến tới sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP, Viet GAP. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất hiện nay là chưa tìm được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm lúa gạo sản xuất theo quy trình GAP.