Đồng Tháp thử nghiệm thành công 5 giống lúa tại huyện biên giới
Buổi hội thảo có sự tham gia của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, đại diện ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, TX.Hồng Ngự. Tham dự hội thảo, các đại biểu đi khảo sát thực tế mô hình trình diễn 21 giống lúa trên ruộng của ông Huỳnh Văn Mẫm (ấp Trung, xã Thường Thới Tiền).
Qua lấy phiếu đánh giá, các đại biểu chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao thử nghiệm thành công gồm: OM-189, DTS-4, OM-5451, OM-380 và OM-9584.
Qua hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Giỏi - Viện lúa ĐBSCL ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu và người dân để làm cơ sở cho Viện lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu phát huy tính nổi bật của từng loại giống và khắc phục những nhược điểm cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Từ đó, đưa các giống lúa thành công vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng, hướng đến liên kết tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện Đồng Nai cung cấp cho thị trường TP.HCM trung bình 4.000 con heo/ngày. Người nông dân đã tăng đàn nên đảm bảo nguồn cung ứng cho thị trường dồi dào. Ngoài ra, đến nay các doanh nghiệp đã hoàn thành việc mua thịt heo để dự trữ chế biến phục vụ dịp tết. Dự báo từ nay đến cuối năm giá heo không biến động nhiều.

Ngày 8-12, lô hàng nhãn tươi đầu tiên của Công ty Ánh Dương Sao (TP.HCM) sẽ được xử lý chiếu xạ và xuất khẩu sang Mỹ bằng đường hàng không. Tiếp theo công ty này, 3-4 doanh nghiệp khác cũng đang chuẩn bị đưa nhãn VN vào Mỹ bằng cả đường hàng không và đường biển.

Sản phẩm từ cơ sở sản xuất này nổi tiếng thơm ngon nhưng trước sự cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm được sản xuất công nghiệp, các sản phẩm ở làng nghề truyền thống nói chung và cơ sở sản xuất Tư Tài nói riêng đã và đang phải đối mặt với không ít khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nhất là về mẫu mã và giá cả.

TTXVN dẫn lời Trợ lý Tổng thống về an ninh lương thực Francis Pangilinan nói về việc gia tăng nhập khẩu gạo là do tỷ lệ rút gạo từ các kho của chính phủ tăng cao cho biết 400.000 tấn gạo sẽ được dùng làm "hàng đệm" và để ngăn chặn khả năng giá gạo tăng.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.