Đồng Tháp thử nghiệm thành công 5 giống lúa tại huyện biên giới
Buổi hội thảo có sự tham gia của Sở Khoa học Công nghệ tỉnh, đại diện ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, TX.Hồng Ngự. Tham dự hội thảo, các đại biểu đi khảo sát thực tế mô hình trình diễn 21 giống lúa trên ruộng của ông Huỳnh Văn Mẫm (ấp Trung, xã Thường Thới Tiền).
Qua lấy phiếu đánh giá, các đại biểu chọn ra 5 giống lúa chất lượng cao thử nghiệm thành công gồm: OM-189, DTS-4, OM-5451, OM-380 và OM-9584.
Qua hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Giỏi - Viện lúa ĐBSCL ghi nhận những ý kiến góp ý của các đại biểu và người dân để làm cơ sở cho Viện lúa ĐBSCL tiếp tục nghiên cứu phát huy tính nổi bật của từng loại giống và khắc phục những nhược điểm cho phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. Từ đó, đưa các giống lúa thành công vào sản xuất đại trà trên đồng ruộng, hướng đến liên kết tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.

Theo đó, Bộ yêu cầu các địa phương chủ động sử dụng ngân sách dự phòng phục vụ công tác phòng chống đói, rét cho vật nuôi. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi dự trữ thức ăn và kỹ thuật phòng chống rét cho gia súc. Đặc biệt, sở NN&PTNT phối hợp với các đoàn thể kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho trâu bò đến từng thôn bản và hộ gia đình.

Từ nhiều năm nay, gia đình ông Nguyễn Văn Thảo, thôn Phù Dực 2, xã Phù Đổng có thu nhập chính từ chăn nuôi bò sữa. Hiện tại gia đình ông đang nuôi 4 con bò, cho khai thác 50kg sữa/ngày. Ông Thảo cho biết, thời gian gần đây, trạm thu gom sữa thông báo và cắt giảm sản lượng sữa mua từ các hộ dân. Cứ 2 - 3 ngày, nhà ông Thảo lại bị "cắt" khoảng 7 - 8kg sữa. Số sữa "ế" này, gia đình ông phải quay sang làm sữa chua hay uống tươi, nhưng cũng không sử dụng hết.

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.