Đồng Tháp Phát Triển Cá Tra Theo Hướng Bền Vững

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị định số 36 của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
Theo đó, nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động là đẩy mạnh tuyên truyền; rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng sản xuất giống, nuôi, chế biến cá tra hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra. Đồng thời, thúc đẩy, xây dựng các mô hình dự án áp dụng VietGAP và hỗ trợ, khuyến khích người nuôi áp dụng theo chương trình. Trên tinh thần phát triển chung, tiến tới thực hiện cấp mã số ao nuôi, đăng ký diện tích, sản lượng nuôi cá tra thương phẩm nhằm kiểm soát diện tích, sản lượng cá tra.
Song song đó, tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong nuôi, chế biến cá tra; phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện giám sát chất lượng cá tra từ khâu nuôi đến chế biến, xuất khẩu...
Có thể bạn quan tâm

Vực dậy ngành muối không chỉ là chuyện đáp ứng nhu cầu sản xuất của các ngành công nghiệp mà còn góp phần kiềm chế nhập siêu.

Tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện toàn tỉnh có trên 20 ngàn hécta trồng cà phê, giảm khoảng 1.500 hécta so với năm 2013.

Chủ lò mổ gà khai nhận mua hóa chất ở chợ Kim Biên trộn với dầu hôi rồi nhúng gà vào. Sau khi được "tắm" hóa chất, con gà nhợt nhạt sẽ có màu da vàng ươm bắt mắt.

Để vững vàng trong hội nhập, ngành chăn nuôi gia cầm định hướng bên cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa cần thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gia cầm tiềm năng, điển hình là mặt hàng trứng vịt muối.

Dù chưa được ghi trên bao bì nhưng thực tế nhiều loại thực phẩm người tiêu dùng Việt Nam đang sử dụng đã chứa nguyên liệu từ cây trồng biến đổi gien