Hiệu quả từ mô hình trồng chuối già cấy mô

Theo ông Phạm Thanh Hồng, Chủ tịch HND xã Thới Hưng, khoảng ba năm trước, một số hộ tại xã Thới Hưng trồng thử nghiệm chuối già cấy mô mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đầu năm 2014, Đảng ủy, UBND xã Thới Hưng đã tổ chức cho cán bộ các đoàn thể và một số nông dân sản xuất giỏi của xã đến tham quan thực tế mô hình trồng chuối già tại Đồng Nai.
Qua khảo sát, nhận thấy đây là mô hình dễ thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng nhân rộng nên Đảng ủy xã giao cho HND xã thực hiện mô hình. Ông Phạm Thanh Hồng, Chủ tịch HND xã Thới Hưng, cho biết: “Qua tuyên truyền và kết hợp tham quan thực tế, có 19 hộ đăng ký tham gia thực hiện mô hình trồng chuối cấy mô, với diện tích khoảng 20 ha.
Một số đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã đã tiên phong thực hiện mô hình này để làm gương. Qua khoảng 9 tháng trồng, chuối bắt đầu cho thu hoạch”.
Chúng tôi cùng lãnh đạo UBND và HND xã Thới Hưng tham quan mô hình trồng chuối cấy mô ở một số hộ gia đình. Đang mùa thu hoạch chuối, bà con rất phấn khởi vì giá cả khá cao, trung bình thương lái đặt mua từ giá 4.500 đến 5.200 đồng/kg. Theo tính toán, trung bình một ha trồng chuối, bà con đầu tư khoảng 50 triệu đồng bao gồm tiền mua cây giống, phân bón và chi phí để chống cây chuối không bị đổ ngã, bao trái giúp trái có hình dáng đẹp…
Chú Võ Văn Đời, một trong những nông dân sản xuất giỏi của xã, tiên phong thực hiện mô hình, phấn khởi nói: “Qua tham quan thực tế tại Đồng Nai tôi thấy đây là mô hình rất hay, làm sẽ có “ăn” nên mạnh dạn mua 3.000 cây chuối về trồng trên diện tích 1,5 ha. Tiền cây giống và chi phí phân thuốc, bảo quản trái ngót nghét 72 triệu đồng. Khoảng 9 tháng thì bắt đầu có thu hoạch.
Vườn chuối tôi trái đẹp, thương lái trả trung bình được khoảng 4.500 đồng/kg. Với tổng sản lượng vườn chuối đạt từ 55 tấn đến 60 tấn, trừ chi phí tôi lãi hơn 160 triệu đồng, lợi nhuận đạt gấp 3 lần so với trồng lúa”. Sau khi thu hoạch xong vụ chuối này, các bụi chuối sẽ tiếp tục cho chuối con. Như vậy vụ chuối sau, bà con không cần đầu tư cây con giống, chi phí đầu tư sẽ tiết kiệm thêm hơn 70%.
Theo ông Nguyễn Văn Quẹt, Chủ tịch UBND xã Thới Hưng, để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện, nhiều cán bộ, đảng viên xã cũng tham gia mô hình để nêu gương. Ông Nguyễn Văn Quẹt cho biết thêm: “Hiện tại, có vài doanh nghiệp ở Đồng Nai đến ký hợp đồng mua sản phẩm của bà con để xuất khẩu.
Đặc biệt, có một doanh nghiệp đặt vấn đề sẽ đầu tư cây con giống cho nông dân và bao tiêu sản phẩm với giá thấp nhất từ 4.000 ngàn đồng/kg (nếu giá thị trường cao hơn giá bao tiêu thì công ty sẽ trả thêm 50% phần giá trị chênh lệch) để đảm bảo cho người trồng chuối có “đầu ra”. Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, nhân rộng mô hình để giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình...”.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, trước kiểu đánh bắt 'tận diệt" bằng hình thức châm điện, dẫn đến lượng cá niên ở các con sông suối miền núi trong tỉnh ngày càng cạn kiệt dần.

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.