Đồng Tháp Nuôi Ếch Kết Hợp Nuôi Cá Cho Lợi Nhuận Cao

Trong những năm gần đây mô hình ếch Thái kết hợp với nuôi cá được nhiều nông dân lựa chọn, đây là mô hình có khả năng làm giàu và giảm ô nhiễm môi trường do dư thừa thức ăn trong chăn nuôi ếch. Mô hình này tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Tháp Mười và TP. Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Sau nhiều năm chăn nuôi heo bị thua lỗ, anh Nguyễn Văn Thành ở ấp Tịnh Châu, xã Tịnh Thới, thành phố Cao Lãnh sẵn có ao vườn nhà 2500m2, anh chuyển sang thả nuôi 40.000 con ếch giống, nuôi bằng thức ăn công nghiệp kết hợp nuôi cá điêu hồng giống dưới ao, trên nuôi ếch trong vèo (mùng lưới) để tận dụng phân ếch làm thức ăn cho cá. Sau 4 tháng anh thu được 7 tấn ếch thịt bán với giá 47.000đ/kg, sau khi trừ chi phí anh lãi hơn 90 triệu đồng và 56 triệu đồng từ tiền bán cá.
Anh Thành cho biết: "Ếch rất dễ nuôi và chủ động được thức ăn do ếch ăn thức ăn công nghiệp, ếch nuôi rất ít xảy ra dịch bệnh vì thế chi phí thuốc trị bệnh thấp, chủ yếu là bổ sung các vitamin và men tiêu hóa, thường ếch có giá cao vào tháng 4-tháng 5 âm lịch hàng năm nên nuôi xuất bán vào thời điểm này chắc chắn là có lãi cao".
Còn anh Nguyễn Văn Phong ở ấp 2, xã Bình Hàng, huyện Cao Lãnh cho biết sau 2 đợt nuôi ếch mỗi đợt 50.000 con khoảng 8 tháng kết hợp nuôi cá sặc rằn, sau khi xuất bán trừ chi phí anh lãi từ tiền bán ếch trên 150 triệu đồng, còn tiền bán cá được 160 triệu đồng.
Anh Phong chia sẻ: “Muốn nuôi ếch có lãi thì người nuôi cần phải am hiểu đặc tính sinh trưởng cũng như kỹ thuật cơ bản của con ếch kết hợp với nuôi cá vì ngoài tận dụng thức ăn thừa từ phân ếch thì cá còn vệ sinh đáy vèo nên hạn chế dịch bệnh xảy ra. Nếu nuôi ếch bán vào thời điểm giá thấp chỉ cần hòa vốn là lãi tiền bán cá cũng khá lắm”.
Về góc độ của các nhà khoa học, kỹ sư Phạm Hoàng Dũng- Phòng Chăn nuôi thủy sản- Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Nuôi ếch kết hợp với nuôi cá là một mô hình có hiệu quả kinh tế cao, có thể tận dụng các ao nuôi cá tra bỏ trống trong thời gian qua do giá cá thấp và đây cũng là một mô hình giúp tạo thêm nhiều việc làm, tạo điều kiện cho các hộ khá làm giàu, các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Tuy nhiên cũng không vì thế mà phát triển ồ ạt thiếu quy hoạch, trong thời gian tới cần triển giao kỹ thuật cho các hộ nuôi vì nuôi với số lượng lớn, tập trung sẽ nảy sinh dịch bệnh, về quản lý nhà cần nước hỗ trợ thành lập các tổ hợp tác, HTX để hỗ trợ lẫn nhau trong chăn nuôi và phát triển bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã mạnh dạn triển khai thực hiện mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao.

Trạm Bảo vệ thực vật Tân Thành (Bà Rịa Vũng Tàu) đã thực hiện mô hình “Phòng trừ sâu đục trái bưởi bằng biện pháp bao trái” tại HTX bưởi da xanh Sông Xoài. Khi sử dụng biện pháp bao trái 30 - 45 ngày sau đậu trái thì hạn chế được những đối tượng gây hại, đồng thời làm tăng số trái loại 1 và loại 2, giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế.

Theo ghi nhận tại xã chuyên canh Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang), sầu riêng đang vào vụ có giá giảm mạnh gần 40% so với mùa sầu riêng năm vừa qua. Nếu giá sầu riêng vào đầu vụ khá cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) thì hiện nay giá thương lái thu mua chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với loại I và khoảng 25.000 - 30.000 đồng đối với loại II.

Dự án thành công sẽ góp phần tạo việc làm và ổn định đời sống cho trên 10.000 lao động địa phương.

Thông tin trong thời đại hiện nay không thể nói là khan hiếm và khó cập nhật. Nhưng sản xuất và thị trường tiêu thụ nông sản đều có tính thời vụ nhiều nên việc cập nhập không kịp thời khiến người sản xuất không nắm được tín hiệu của thị trường để chủ động điều tiết. Doanh nghiệp được trông đợi là người chắp mối giữa thị trường và sản xuất.