Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Đến tháng 9/2013, diện tích nuôi thủy sản trên 6.000 ha, trong đó cá tra trên 1.600ha, tôm càng xanh hơn 850ha và gần 3.600ha các loại thủy sản khác. Ước cả năm 2013, diện tích nuôi thủy sản trên 7.200ha, đạt 93,01% kế hoạch, bằng 92,71% năm 2012, số lượng lồng bè trên 2.500 chiếc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hơn 444 ngàn tấn, đạt 95,18% kế hoạch, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 15 ngàn tấn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản là 97.600ha, trong đó diện tích cá tra 2.000ha, cá khác và sản xuất giống 4.600ha, nuôi tôm càng xanh 1.000ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 448 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trên 433 ngàn tấn (cá tra 380 ngàn tấn, tôm gần 1.300 tấn).
Về giải pháp thực hiện, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị, thành phố thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cá tra, tôm càng xanh và cá đồng trong mùa nước nổi, hướng gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và khu vực. Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, bù thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ đất lúa để đầu tư hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung quy mô lớn...
Có thể bạn quan tâm

Nhiều sản phẩm tim lợn có màu đen, đã mốc xanh, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được bày bán công khai tại chợ Phùng Khoang. Cảnh sát đã tịch thu hơn 100kg sản phẩm này và bàn giao cho cơ quan thú y cơ sở tiến hành tiêu hủy.

Thế giới sẽ cần thêm một Brazil – nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới để có thể tránh nguy cơ thiếu hụt cà phê.

Gần đây, trên một số tuyến đường Hà Nội xuất hiện các điểm bán trái cây đổ đống với đủ loại mặt hàng và có giá thành rất rẻ nên thu hút đông đảo người mua.

Hiện nay, công tác xây dựng nông thôn mới tại các xã miền núi của huyện Vĩnh Thạnh đang gặp nhiều khó khăn. Các tiêu chí như nâng cao thu nhập, giảm tỉ lệ hộ nghèo, môi trường, chợ nông thôn… đang trở thành những thách thức khó vượt qua đối với các xã đặc biệt khó khăn.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế, trong năm 2015 này huyện Phù Cát đã quy hoạch vùng sản xuất các loại cây trồng, đồng thời tập trung vận động nông dân chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả đưa vào sản xuất các loại cây trồng cạn.