Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch

Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch
Ngày đăng: 26/10/2013

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.

Đến tháng 9/2013, diện tích nuôi thủy sản trên 6.000 ha, trong đó cá tra trên 1.600ha, tôm càng xanh hơn 850ha và gần 3.600ha các loại thủy sản khác. Ước cả năm 2013, diện tích nuôi thủy sản trên 7.200ha, đạt 93,01% kế hoạch, bằng 92,71% năm 2012, số lượng lồng bè trên 2.500 chiếc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hơn 444 ngàn tấn, đạt 95,18% kế hoạch, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 15 ngàn tấn.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản là 97.600ha, trong đó diện tích cá tra 2.000ha, cá khác và sản xuất giống 4.600ha, nuôi tôm càng xanh 1.000ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 448 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trên 433 ngàn tấn (cá tra 380 ngàn tấn, tôm gần 1.300 tấn).

Về giải pháp thực hiện, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị, thành phố thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cá tra, tôm càng xanh và cá đồng trong mùa nước nổi, hướng gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và khu vực. Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, bù thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ đất lúa để đầu tư hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung quy mô lớn...


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn Sản Lượng Vụ Lúa Hè Thu Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Ước Đạt 9,5 Triệu Tấn

Riêng Cần Thơ, An Giang và Đồng Tháp đạt năng suất từ 6,5 đến 6,7 tấn/ha. Với năng suất này, ước tổng sản lượng cả vụ đạt 9,5 triệu tấn, tăng gần 200.000 tấn so vụ hè thu trước, góp phần nâng sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2014 đạt 20,5 triệu tấn, bằng 82% kế hoạch năm.

16/07/2014
Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao Cá Linh Non Đầu Mùa Giá Cao

Hiện nay, nước lũ đầu nguồn sông Mêkông đang về, cũng là thời điểm xuất hiện cá linh non nhiều ở các huyện Hồng Ngự, Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện An Phú, thị xã Tân Châu (An Giang).

01/08/2014
Bơ Khắp Nẻo Đường Bơ Khắp Nẻo Đường

Hiện ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng đang là đỉnh điểm của mùa thu hoạch bơ chính vụ. Do vậy quả bơ được bày bán trên khắp các nẻo đường nơi đây.

01/08/2014
Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao Đồng Bằng Sông Cửu Long Chuyển Đổi Đất Lúa Kém Hiệu Quả Sang Cây Trồng Lợi Nhuận Cao

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), đến năm 2015, vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ chuyển đổi 112.000 ha trồng lúa sang các loại cây trồng khác và đến năm 2020, tổng diện tích đất trồng lúa sẽ chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là 204.000 ha.

16/07/2014
Táo Xanh Giảm Giá Táo Xanh Giảm Giá

Là loại cây trồng mới nhưng những năm qua, diện tích táo xanh của Ninh Thuận tăng rất mạnh, đến nay đạt gần 1.200 ha, nguyên nhân là cây táo dễ làm, chi phí thấp hơn trồng nho, mặt khác táo xanh mỗi năm cho thu hoạch 2- 3 đợt, năng suất từ 3 – 5 tấn/ha/vụ nên nhiều diện tích trồng nho trước đây đã được người dân chuyển sang trồng táo.

01/08/2014