Đồng Tháp: Năm 2013, Diện Tích Nuôi Thủy Sản Đạt Trên 93% Kế Hoạch

Năm 2013, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh Đồng Tháp tiếp tục gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình hình chế biến xuất khẩu, sản xuất và tiêu thụ thức ăn cho cá tra cũng không thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất do thiếu vốn, chi phí sản xuất tăng cao. Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra đã có sự sắp xếp lại, phần lớn diện tích nuôi cá tra trong tỉnh là các vùng nuôi thuộc 41 doanh nghiệp (chiếm 65,21% diện tích) nên chủ động cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến.
Đến tháng 9/2013, diện tích nuôi thủy sản trên 6.000 ha, trong đó cá tra trên 1.600ha, tôm càng xanh hơn 850ha và gần 3.600ha các loại thủy sản khác. Ước cả năm 2013, diện tích nuôi thủy sản trên 7.200ha, đạt 93,01% kế hoạch, bằng 92,71% năm 2012, số lượng lồng bè trên 2.500 chiếc. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản hơn 444 ngàn tấn, đạt 95,18% kế hoạch, sản lượng khai thác tự nhiên đạt 15 ngàn tấn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kế hoạch năm 2014, diện tích nuôi trồng thủy sản là 97.600ha, trong đó diện tích cá tra 2.000ha, cá khác và sản xuất giống 4.600ha, nuôi tôm càng xanh 1.000ha. Tổng sản lượng thủy sản đạt trên 448 ngàn tấn. Trong đó, sản lượng nuôi trên 433 ngàn tấn (cá tra 380 ngàn tấn, tôm gần 1.300 tấn).
Về giải pháp thực hiện, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thị, thành phố thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cá tra, tôm càng xanh và cá đồng trong mùa nước nổi, hướng gắn kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm và phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh và khu vực. Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản kết hợp với việc sử dụng chế phẩm sinh học đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường. Lồng ghép các nguồn vốn kiên cố hóa kênh mương, bù thủy lợi phí, kinh phí hỗ trợ đất lúa để đầu tư hạ tầng phục vụ vùng nuôi tập trung quy mô lớn...
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Văn Vinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cẩm Sơn, Anh Sơn (Nghệ An) phấn khởi: Năm 2006, chính quyền xã vận động nhân dân thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng để tăng thu nhập. Xã chọn 9 hộ tại thôn Hội Lâm chuyển đổi 2 ha đất trồng mía tại xứ Đồng Cạn sang trồng dưa hấu và bí xanh theo công thức 3 vụ/năm (2 vụ dưa hấu + 1 vụ bí xanh).

Từ bao đời nay, nông dân xã Tân Thủy (Ba Tri - Bến Tre) luôn gắn bó với nghề trồng hoa màu. Trong đó, nhiều nông dân đổi đời nhờ hành tím.

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Thúy Hà - Giám đốc Trung tâm Giống Quảng Ngãi cho biết, sáng 5/4, Trung tâm đã phối hợp với huyện Lý Sơn tổ chức thả 1 triệu con tôm sú 25 ngày tuổi tại vùng biển Lý Sơn.