Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản

Buổi làm việc tập trung các vấn đề về trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất xoài giữa các chuyên gia Nhật Bản và các nhà vườn tại Đồng Tháp, vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch tại thị trường Nhật Bản...
Trong chuyến tham quan thực tế tại các vườn xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, chuyên gia của đoàn doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất xoài của Nhật Bản. Đồng thời, từ thực tế sản xuất tại địa phương, chuyên gia Nhật Bản phân tích và chia sẻ thêm kinh nghiệm về xử lý xoài ra hoa, cho trái cũng như quản lý chất dinh dưỡng trên cây xoài hiệu quả.
Trong dịp này, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản cũng lấy một số mẫu đất và nước tại tại một số vườn xoài để về nghiên cứu, đánh giá thành phần dinh dưỡng. Kết quả sau nghiên cứu đoàn sẽ tư vấn cụ thể hơn và hỗ trợ nhà vườn Đồng Tháp trong việc sản xuất xoài an toàn, hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…

Thực hiện Dự án Hỗ trợ Tam nông, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) được chọn triển khai tại 9/9 xã trên toàn địa bàn huyện cho 5.423 hộ dân, trong đó có 3.618 hộ nghèo và 570 hộ cận nghèo. Gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững, Bác Ái xác định tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị trong chăn nuôi và nông sản hàng hóa từ lợi thế sẵn có của địa phương.

Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…