Đồng Tháp học tập kinh nghiệm sản xuất xoài từ Nhật Bản

Buổi làm việc tập trung các vấn đề về trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất xoài giữa các chuyên gia Nhật Bản và các nhà vườn tại Đồng Tháp, vấn đề liên kết tiêu thụ sản phẩm sạch tại thị trường Nhật Bản...
Trong chuyến tham quan thực tế tại các vườn xoài của thành phố Cao Lãnh và huyện Cao Lãnh, chuyên gia của đoàn doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất xoài của Nhật Bản. Đồng thời, từ thực tế sản xuất tại địa phương, chuyên gia Nhật Bản phân tích và chia sẻ thêm kinh nghiệm về xử lý xoài ra hoa, cho trái cũng như quản lý chất dinh dưỡng trên cây xoài hiệu quả.
Trong dịp này, đoàn doanh nghiệp Nhật Bản cũng lấy một số mẫu đất và nước tại tại một số vườn xoài để về nghiên cứu, đánh giá thành phần dinh dưỡng. Kết quả sau nghiên cứu đoàn sẽ tư vấn cụ thể hơn và hỗ trợ nhà vườn Đồng Tháp trong việc sản xuất xoài an toàn, hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Anh Lê Thành Huy - cán bộ khuyến nông xã cho biết, chuối mốc là một trong những loại cây trồng chủ lực của xã. Ngoài chất lượng thơm, ngọt, dẻo, chuối mốc Suối Cát khi chín có màu vàng sáng với lớp phấn trắng mốc bên ngoài, các nhánh đều nhau, trái to đều, chưng bàn thờ ngày Tết rất đẹp nên được người dân ưa chuộng.

Ông Dương Ánh Đông, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Tịnh Biên cũng xác nhận tình trạng xoài chết cây tại các vườn xoài thuộc khu vực đồi, núi. Đồng thời khuyến cáo, các chủ vườn cần chú ý theo dõi, chủ động phòng ngừa thích hợp để tránh thiệt hại, nhất là tăng cường giải pháp dinh dưỡng cho cây xoài; hạn chế xử lý kích thích ra hoa liên tục.

“Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) là huyện có lượng mưa rất ít, chỉ rộ 2 - 3 tháng một năm, độ ẩm trong không khí lại thấp, nước tưới cho thanh long chủ yếu từ nguồn nước ngầm, nên năm nào cũng vậy, cứ đến mùa hạn hán là nông dân chúng tôi lại đau đầu vì thiếu nước, mà cây trồng thiếu nước một mùa thì ba mùa vực chưa lại.

Thời gian gần đây, nhiều nhà vườn đón nhận tin vui, anh Lê Văn Chía, một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi ở Tổ 13, ấp 5, xã An Hữu (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) đã nhân thành công giống vú sữa bản địa mới, đó là: Vú sữa bơ hồng cơm vàng. Giống vú sữa này vừa đoạt được giải Nhì tại “Hội thi Trái ngon - an toàn và củ quả lạ quý hiếm Đồng bằng sông Cửu Long - Cần Thơ năm 2013”.

Đó là mô hình độc đáo trên đồi đất dốc, mà ông Trần Văn Danh (ấp An Thạnh, xã An Hảo, Tịnh Biên, tỉnh An Giang) đã biến khó khăn trở nên lợi thế, đưa đến thành công trong việc trồng quýt đường của miệt Định Quán (tỉnh Đồng Nai). Năm đầu tiên, ông thu hoạch được trên 25 tấn trái, bán với giá 13.000 đồng/kg, góp phần nâng cao thu nhập gia đình…